Thị trường xe điện bùng nổ, giải pháp nào để quản lý an toàn các trạm sạc?

16-10-2024 13:26 | Xã hội
google news

SKĐS - Hệ thống trạm sạc điện là vấn đề sống còn cho công cuộc chuyển đổi năng lượng xanh. Việc xây dựng, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn về yêu cầu thiết kế, lắp đặt, vận hành, đo lường đối với trụ/thiết bị sạc điện rất quan trọng.

Hàn Quốc họp khẩn sau vụ cháy xe điện tại chung cưHàn Quốc họp khẩn sau vụ cháy xe điện tại chung cư

Ngày 12/8, giới chức Hàn Quốc đã tổ chức cuộc họp khẩn nhằm thảo luận vấn đề an toàn khi sử dụng xe điện, bao gồm những quy định mới đối với các hãng sản xuất ô tô điện, trong bối cảnh gia tăng quan ngại sau vụ cháy liên quan đến ô tô điện tại tầng hầm để xe trong chung cư, gây thiệt hại nặng nề.

Trạm sạc xe điện phải đáp ứng các tiêu chí nào?

Sáng 16/10, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng Quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề: "Hoàn thiện quy định về trạm sạc, thúc đẩy phát triển thị trường xe điện tại Việt Nam".

Tại Đông Nam Á, Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu công cuộc điện khí hóa lĩnh vực ô tô và vấn đề quan tâm hàng đầu là phát triển hệ thống trạm sạc xe điện. Thay đổi thói quen sử dụng của người tiêu dùng hướng tới Net Zero là định hướng của Chính phủ nhưng ở góc độ người tiêu dùng, nếu không có trạm sạc thì các hãng sẽ khó thuyết phục khách hàng mua xe. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại nếu người mua xe điện không nhiều thì việc đầu tư trạm sạc lại là một khoản đầu tư mạo hiểm với doanh nghiệp.

Thị trường xe điện bùng nổ, giải pháp nào để quản lý an toàn các trạm sạc?- Ảnh 2.

Cần có quy chuẩn kỹ thuật an toàn cho các trạm sạc xe điện.

Có thể nói, hệ thống trạm sạc điện là vấn đề sống còn cho công cuộc chuyển đổi năng lượng xanh. Việc xây dựng, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn về yêu cầu thiết kế, lắp đặt, vận hành; đo lường đối với trụ/thiết bị sạc điện cho xe điện đảm bảo phù hợp với các dòng xe điện lưu thông trên lãnh thổ Việt Nam là yêu cầu bức thiết.

TS Ngô Thị Ngọc Hà, Viện trưởng Viện Đo lường Việt Nam, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia cho biết, thiết bị (Trạm) sạc xe điện (EVSE-Electric Vehicle Supply Equipment): là thiết bị hoặc tổ hợp thiết bị cung cấp các chức năng chuyên dụng để cấp năng lượng điện và xác định chính xác lượng điện năng sạc cho xe điện, lưu trữ kết quả, thông báo kết quả cho khách hàng và có thể truyền thông tin cho một hệ thống thanh toán.

Thiết bị sạc xe điện được phân chia theo loại đối tượng sử dụng và phương pháp sạc. Phân chia theo đối tượng: Hiện có 2 loại một là xe máy, xe đạp điện; hai là ô tô điện. Theo phương pháp sạc có 2 loại một là sạc bằng điện áp Xoay chiều (AC); hai là sạc bằng điện áp Một chiều (DC).

Ông Trần Quý Giầu, Trưởng Ban đo lường, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia cho biết, hệ thống tiêu chuẩn quốc gia hiện hành về xe điện do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành có 58 tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) liên quan đến xe điện và hệ thống liên quan, bao gồm 41 TCVN về an toàn, đo vận tốc, tiêu thụ năng lượng, phát thải, hệ thống pin/ắc quy trên xe điện; 4 TCVN về dây cáp sạc xe điện; 8 TCVN về Hệ thống sạc xe điện (quy định yêu cầu chung, tương thích điện từ, truyền thông giữa trạm sạc và xe điện, yêu cầu an toàn đối với hệ thống lắp trạm sạc, cụm đóng cắt và điều khiển hạ áp khu vực sạc xe điện); 5 TCVN về Thiết bị đo điện

Ngày 15/4/2024, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ký ban hành Thông tư quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2 đã được sửa đổi, bổ sung. Cụ thể là bổ sung phương tiện đo mới vào Danh mục phương tiện đo nhóm 2, đó là Thiết bị đo điện năng sạc pin xe điện bao gồm: Thiết bị đo điện năng xoay chiều sạc pin xe đạp điện, xe máy điện; Thiết bị đo điện năng xoay chiều sạc pin xe ô tô điện; Thiết bị đo điện năng một chiều sạc pin xe ô tô điện. Trong đó, bao gồm quy định việc phê duyệt mẫu và chu kỳ kiểm định đối với phương tiện đo này.

Giải pháp quản lý khi bùng nổ thị trường xe điện

Theo ông Trần Quý Giầu, xe điện đang phát triển bùng nổ, không chỉ tại Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam đã xuất hiện và đưa vào sử dụng các thiết bị đo điện năng sạc pin xe điện để cung cấp dịch vụ thanh toán lượng điện tiêu thụ đòi hỏi phải quản lý nhằm bảo đảm công bằng giữa người mua và người bán. Khoản 2 Điều 16 Luật Đo lường quy định phương tiện đo được sử dụng để định lượng hàng hoá, dịch vụ trong mua bán, thanh toán thuộc Danh mục phương tiện đo nhóm 2 phải được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định.

Việc bổ sung thiết bị đo điện năng sạc pin xe điện và cần được quản lý nhà nước về đo lường là rất cần thiết, phù hợp với quan điểm hoàn thiện cơ sở pháp lý để khuyến khích hỗ trợ việc sử dụng nhiện liệu sạch; phù hợp thông lệ quốc tế; đảm bảo công bằng giữa người mua và người bán; bảo vệ lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

Theo TS Ngô Thị Ngọc Hà, thiết bị sạc xe điện chính là một phương tiện đo phải tuân thủ quy định tại khoản 2 điều 16 của Luật Đo lường. Cụ thể, phương tiện đo được sử dụng để định lượng hàng hóa, dịch vụ trong mua bán, thanh toán, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, trong thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và trong các hoạt động công vụ khác thuộc Danh mục phương tiện đo phải được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền quy định áp dụng.

Trên thế giới, các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Châu Âu đã và đang kiểm soát về đo lường đối với thiết bị này. Đặc biệt Trung Quốc đã thực hiện quản lý về đo lường đối với thiết bị sạc từ năm 2018. Các quy định này được xây dựng dựa trên hướng dẫn OIML G 22 của Tổ chức Đo lường Thế giới (OIML) năm 2022, về quản lý đo lường cho thiết bị sạc pin xe điện.

Điểm chung ở các nước có hạ tầng trạm sạc phát triển là sự quan tâm, đầu tư và hỗ trợ rất lớn từ Chính phủ, ví dụ như chính phủ Mỹ đã phê duyệt gói hỗ trợ 5 tỷ USD để các bang phát triển hạ tầng trạm sạc, kéo dài trong 5 năm. Chương trình này có thể hỗ trợ tới 80% phần chi phí cho triển khai hạ tầng. Chính phủ Đức hỗ trợ 45.000 euro về chi phí mặt bằng, chi phí lắp đặt trạm sạc. Người dân được chính phủ hỗ trợ 900 euro cho việc mua và lắp đặt trụ sạc. Chính phủ Thụy Điển hỗ trợ 50% chi phí mua và lắp đặt trụ sạc công cộng...

Trong khi đó tại Việt Nam, hiện chưa có chính sách cụ thể nào hỗ trợ cho người dùng sạc xe điện hay các doanh nghiệp đầu tư lắp đặt hạ tầng trạm sạc công cộng. Quy định về giấy phép xây dựng đối với trạm sạc đang được áp dụng chưa đồng bộ tại một số địa phương, dẫn tới khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình triển khai và mở rộng mạng lưới; Chưa có giá điện hỗ trợ chuyển đổi xanh cho các chủ sở hữu xe điện, do đó giá điện sạc vẫn đang được tính theo giá điện tiêu dùng...

Ông Trần Quý Giầu cho biết, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quốc gia đã tạo điều kiện hết sức cho doanh nghiệp bằng cách lên kế hoạch phối hợp kiểm định các thiết bị đo. Ủy ban đã giao cho Viện Đo lường Việt Nam là đơn vị chính chịu trách nhiệm kiểm định thiết bị đo.

Đồng thời mở rộng ra các Trung tâm Kỹ thuật 1, 2, 3, 4 đảm bảo việc kiểm định hiệu chuẩn được thực hiện đồng loạt để hỗ trợ tối đa cho người dân, doanh nghiệp cung cấp các trạm trụ sạc đáp ứng đủ điều kiện theo quy định, góp phần thúc đẩy phát triển xanh hướng tới mục tiêu Netzero vào năm 2050 như Chính phủ đã cam kết tại Hội nghị COP 26.

Lại cháy hàng chục xe điện du lịch ở Hội AnLại cháy hàng chục xe điện du lịch ở Hội An

SKĐS - 21 chiếc xe điện đang đỗ trong bãi bất ngờ bốc cháy ngùn ngụt. Đây là vụ cháy xe điện thứ 2 ở Hội An chỉ trong vòng chưa đầy 3 tháng.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Sáng 16/10: Bắt đối tượng hỗn chiến ở quán bar, trốn truy nã khi đang ở cùng bạn gái trong nhà nghỉ


Tô Hội
Ý kiến của bạn