Theo dõi, quản lý dinh dưỡng cho bệnh nhân thở máy

08-12-2017 17:01 | Tin nóng y tế
google news

SKĐS - Việc cung cấp cho bệnh nhân một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ đáp ứng được các nhu cầu về năng lượng, đạm và dinh dưỡng thiết yếu để bệnh nhân có thể thích ứng trong suốt quá trình điều trị đồng thời nhanh chóng hồi phục.

Quản lý về dinh dưỡng là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc chăm sóc bệnh nhân tại các chuyên khoa Hồi Sức Cấp Cứu, đặc biệt là đối với các bệnh nhân thở máy.

Việc cung cấp cho bệnh nhân một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ đáp ứng được các nhu cầu về năng lượng, đạm và dinh dưỡng thiết yếu để bệnh nhân có thể thích ứng trong suốt quá trình điều trị đồng thời nhanh chóng hồi phục. Quản lý dinh dưỡng không hợp lý có thể dẫn tới các biến chứng bất lợi khiến tình trạng bệnh nhân ngày càng xấu hơn, và gây tác động trực tiếp đến kết quả điều trị.

Bà Đỗ Lan Phương- Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty VietMedica chia sẻ tại Khóa đào tạo theo dõi dinh dưỡng cho bệnh nhân thở máy

Phương pháp đo nhiệt lượng trực tiếp đã được nghiên cứuvà tiến hành từ năm 1910 bởi Francis G. Benedict và Thorne M. Carpenter (Respiration Calorimeters for Studying the Respiratory Exchange and Energy Transformations of Man). Tuy các giá trị đo đạt được gần như chính xác nhưng các yêu cầu cần đáp ứng để thực hiện như thiết bị, điều kiện phòng, thời gian thực hiện, tình trạng bệnh nhân… được cho là phức tạp và không phù hợp trong thực hành lâm sàng.

Việc tính toán dinh dưỡng từ những phương trình ước tính đã được đưa ra để dễ dàng áp dụng tại các khoa phòng điều trị, tuy nhiên các công thức đều không thể hiện hết được tất cả yếu tố liên quan đến sự thay đổi trong nhu cầu năng lượng hàng ngày như tình trạng bệnh tật và sự đáp ứng trong quá trình điều trị.

Dựa trên lý thuyết về nguồn năng lượng trong cơ thể được tạo ra do quá trình oxy hóa các chất, trong đó Oxy được tiêu thụ và CO2 được tạo ra để xác định thương số hô hấp từ đó tính ra được năng lượng tiêu hao cần thiết của bệnh nhân. Phương pháp đo nhiệt lượng gián tiếp này được chấp nhận bởi Hội dinh dưỡng Châu Âu là “tiêu chuẩn vàng” để đánh giá chính xác nhu cầu năng lượng của bệnh nhân không chỉ bởi các yếu tố phù hợp mà còn thông qua các bằng chứng từ các kết quả nghiên cứu mạnh mẽ gần đây.

Với những cải tiến của khoa học kỹ thuật, giờ đây việc đo năng lượng tiêu hao gián tiếp được thực hiện một cách dễ dàng thông qua một bộ phân tích khí (module) được gắn trực tiếp trên máy giúp thở. Điều này giúp cho việc đánh giá năng lượng và quản lý dinh dưỡng của bệnh nhân thuận lợi hơn rất nhiều.

Vừa qua, nhằm cập nhật những kiến thức mới về vấn đề quản lý dinh dưỡng cho bệnh nhân thở máy cho đội ngũ bác sỹ hồi sức cấp cứu Việt Nam, VietMedical và GE Healthcare đã mời GS.TS.BS Jan-Wernerman, Cố vấn cao cấp của bệnh viện trường Đại Học Karolinska, Thụy Điển, thành viên của Ban Tư Vấn Khoa học cho Tổ Chức “Gambro and Numico”, sang Việt Nam để trao đổi, thảo luận chia sẻ những kinh nghiệm trong việc theo dõi và quản lý dinh dưỡng cho các bệnh nhân hồi sức.

GS.TS.BS Jan-Wernerman, Cố vấn cao cấp của bệnh viện trường Đại Học Karolinska, Thụy Điển chia sẻ những kinh nghiệmtrong việc theo dõi và quản lý dinh dưỡng cho các bệnh nhân hồi sức

Gần 180 bác sĩ hồi sức tích cực tại gần 120 bệnh viện trên cả nước đã được mời tham dự hội nghị này trong hai ngày, ngày 24/11 tại BV Bạch Mai, Hà Nội và ngày 25/11 phối hợp cùng BV Chợ Rẫy tổ chức tại khách sạn Sheraton.

Tại hội nghị, GS.Jan-Wernerman đã đánh giá lại các nghiên cứu về quản lý dinh dưỡng cho bệnh nhân tại khoa hồi sức, hướng dẫn các quy trình chăm sóc quản lý dinh dưỡng đang được áp dụng ở Châu Âu. Ôngcũng giúp các bác sĩ hiểu và sử dụng các bộ phân tích khí thở tích hợp với máy thở Carescape R860 để đánh giá năng lượng thường xuyên cho các bệnh nhân điều trị tại khoa hồi sức.

Các chuyên gia đầu ngành về thông khí nhân tạo của bệnh viện Bạch Mai, Chợ Rẫy cũng như toàn bộ bác sĩ tham gia hội thảo đều đánh giá cao những chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức của chuyên gia trong lĩnh vực này.


Thương Thương
Ý kiến của bạn