Từ cốc sữa nấu giản dị ở gánh ven đường ngày xưa cho đến hộp sữa bao bì sang trọng trên kệ siêu thị ngày nay, sữa đậu nành vẫn vẹn nguyên những giá trị sức khỏe và tinh thần quý giá đi cùng chúng ta qua năm tháng.
Tìm về hơn trăm năm trước…
Lần theo hành trình của món sữa đậu nành, phải kể đến việc cây đậu nành con người thuần hóa tại phía Đông Bắc Trung Quốc vào thế kỷ 11 TCN. Dù đã được dùng làm thức ăn từ lâu, nhưng phải mất hơn 2.000 năm, đến khoảng thế kỷ 14, nước đậu nành – một dạng sữa được nấu từ đậu nành tươi – mới chính thức ra đời và dần trở nên phổ biến trên toàn thế giới.
Tại Việt Nam, các chế phẩm từ đậu nành đã gắn liền với văn hóa ăn uống từ lâu, có thể kể đến những cái tên nổi bật như đậu phụ, tương bần, nước tương… Dù sữa đậu nành ra đời tại Trung Quốc, nhưng người có công phổ biến thức uống ngon lành bổ dưỡng này tại Việt Nam lại là một người Pháp. Theo một bài báo Đông Thinh đăng ngày 31/08/1942, sữa đậu nành chính thức có mặt tại Việt Nam từ năm 1914 nhờ công của ông Charles Crévost – một sĩ quan quân đội, bác sĩ và nhà thực vật học người Pháp. Trong bối cảnh Thế chiến I, khi sữa bò hộp không thể vận chuyển đến Đông Dương nhiều như trước, người dân cần tìm kiếm thứ thức uống dinh dưỡng khác, ông Crévost đã đề xuất sữa đậu nành làm giải pháp thay thế. Trong một báo cáo, ông từng viết: "Sữa đậu nành có từ 32 đến 36% chất "caséine" còn sữa bò chỉ có 3% – nghĩa là chất bổ của sữa bò kém sữa đậu nành 10 phần."
Khoảng giữa thập niên 1930, thức uống sữa đậu nành được nhắc đến nhiều, có thể do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đầu những năm 1930, thúc đẩy mọi người tìm các thực phẩm rẻ tiền hơn thay thế nguồn hàng nhập cảng đắt đỏ. Theo dòng thời gian, thức uống này càng trở nên quen thuộc, chinh phục khẩu vị của bao thế hệ người Việt. Có người thích bưng ly sữa nóng vừa thổi vừa chậm rãi hớp từng ngụm để thưởng thức cái vị béo thơm, ngọt lành và ấm nóng giữa cơn mưa lạnh lất phất hay luồng gió rét cuối năm. Nhưng cũng có người thích đập thật nhiều đá vào ly sữa đậu, hớp một ngụm to và "khà" một hơi sảng khoái giữa cái nóng mùa hè. Từ những quang gánh có nồi sữa nghi ngút khói được nấu cùng bó lá dứa tạo mùi thơm cho đến những chai sữa tự nấu đóng trong chai xá xị hay chai thủy tinh có nút bần và hiện đại nhất là những hộp sữa tiệt trùng bao bì chỉn chu… thứ thức uống ngon lành này đã đi vào ký ức của người Việt hơn trăm năm.
…cho đến nhịp sống mới giữa "bình thường mới"
Nói về sức hút của sữa đậu nành, ngoài hương vị thơm ngon khó cưỡng và giá cả bình dân, không thể không kể đến giá trị dinh dưỡng quý giá của thức uống này. PGS.TS.BS Lê Bạch Mai - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: "Với hàng loạt vitamin như E, K, C, B1, B2, PP, B5, B6, Folat, H, beta-caroten… cũng như các khoáng chất quý như sắt, magie, mangan, kali, kẽm, đồng, selen… và đặc biệt giàu isoflavone, đây là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, đem lại lợi ích hiệu quả trong việc hỗ trợ sức khỏe hệ cơ xương khớp, tim mạch, giảm béo phì, tăng cường đề kháng và nâng cao sức khỏe." (xác nhận chuyên gia)
Giữa thời kỳ dịch bệnh diễn biến phức tạp, khi sức khỏe và chế độ ăn uống lành mạnh trở thành mối quan tâm lớn, sữa đậu nành càng được yêu thích vì những giá trị mà nó mang lại. Bên cạnh việc hỗ trợ tăng cường đề kháng và nâng cao sức khỏe, đây còn là loại thức uống lành tính, thân thiện với những người bất dung nạp lactose (có trong sữa động vật), dễ bị rối loạn tiêu hóa hay người lớn tuổi có hệ tiêu hóa kém.
Thay vì tự nấu sữa tại nhà hay mua sữa nấu ngoài hàng, người dùng ngày càng có xu hướng ưa chuộng sữa đóng hộp vì nhiều nguyên do. Thứ nhất là do tình hình giãn cách khó tìm mua sữa nấu sẵn tại các hàng quán quen hay mua nguyên liệu để tự nấu. Bên cạnh đó, người dùng ý thức được việc bổ sung dinh dưỡng qua đường uống bên cạnh 3 bữa chính hàng ngày để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và lượng nước cần thiết cho cơ thể. Cuối cùng là do an toàn vệ sinh thực phẩm của sữa đóng hộp được bảo đảm, một số dòng sữa đóng hộp còn được bổ sung thêm vi chất dinh dưỡng giúp hỗ trợ tăng cường đề kháng và chắc khỏe xương – những vấn đề rất được quan tâm ở thời điểm hiện tại.
Nhờ đáp ứng tiêu chuẩn "3 KHÔNG" trong chuỗi sản xuất khép kín từ 100% hạt đậu nành chọn lọc không biến đổi gen, không chất bảo quản và không cholesterol; cũng như được đóng gói trong bao bì giấy 6 lớp của Tetra Pak và sử dụng công nghệ tiệt trùng UHT… sữa đậu nành Fami xứng đáng với vị thế "thương hiệu Sữa Đậu Nành số 1 được chọn mua 10 năm liên tiếp" (theo Kantar). Bên cạnh hương vị truyền thống quen thuộc, sữa đậu nành Fami còn khiến người dùng thích thú với Fami Nguyên Chất 4 vị mới hay Fami Canxi vị Cà Phê năng động và Phô Mai dinh dưỡng. Đặc biệt, Fami Canxi được bổ sung canxi, vitamin D3, vitamin A, kẽm giúp xương chắc khoẻ và tăng cường đề kháng, giúp người dùng thêm yên tâm về sức khỏe giữa mùa dịch và trong tình trạng "bình thường mới".
Bình thường mới đã tạo cho chúng ta nhiều thói quen mới. Trong đó, thói quen uống sữa đậu nành cũng thay đổi theo một cách mới: thường xuyên hơn, an toàn hơn và thơm ngon, dinh dưỡng hơn nữa. Đừng quên bổ sung thức uống này vào danh mục ưu tiên để ký ức hương vị của mỗi người luôn trọn vẹn cũng như sức khỏe luôn vững vàng trước những thử thách mới.
Vinasoy nằm trong "Top 5 công ty Sữa đậu nành lớn nhất thế giới 3 năm liên tiếp (2018-2020)" theo GlobalData UK, đồng thời là "Nhà sản xuất dẫn đầu về thị phần giá trị và sản lượng trong ngành hàng Sữa đậu nành uống liền (2012-2021)" theo Nielsen Việt Nam. Để đạt được những thành quả này, doanh nghiệp đã nỗ lực gần 25 năm qua để mang đến những sản phẩm dinh dưỡng sáng tạo, tối ưu từ nguồn đậu nành thiên nhiên cho người dùng.
Hiện nay, Vinasoy đã thử nghiệm thành công bốn vùng nguyên liệu trên cả nước: miền Trung, Tây Nguyên, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long theo mô hình hợp tác toàn diện. Đây sẽ là tiền đề quan trọng để phát triển trở lại diện tích trồng đậu nành tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Vinasoy đã thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Đậu nành Vinasoy đầu tiên tại Việt Nam (gọi tắt là VSAC) vào năm 2013 với mục tiêu đầu tư nghiên cứu chuyên sâu về hạt đậu nành phục vụ cho việc phát triển kinh doanh bền vững.