Thêm nhiều trường đại học công bố phương án tuyển sinh năm 2023

15-01-2023 08:46 | Thời sự
google news

SKĐS - Đến thời điểm này, nhiều trường đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2023, một số trường giữ nguyên phương án tuyển sinh nhưng nhiều trường có sự thay đổi.

Từ năm nay, cộng điểm ưu tiên vào đại học sẽ được điều chỉnh thế nào?Từ năm nay, cộng điểm ưu tiên vào đại học sẽ được điều chỉnh thế nào?

SKĐS - Theo quy chế tuyển sinh đại học mà Bộ GD&ĐT ban hành, từ năm 2023, thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp.

Mới đây nhất, Trường Đại học Y tế Công cộng là trường đầu tiên khối ngành Sức khỏe công bố phương án tuyển sinh hệ chính quy năm 2023. Trường Đại học Y tế công cộng tuyển sinh 7 ngành, trong đó Kỹ thuật xét nghiệm y học tuyển nhiều nhất - 215 chỉ tiêu, Y tế công cộng 190 và Kỹ thuật phục hồi chức năng 130.

4 phương thức tuyển sinh gồm xét tuyển thẳng, dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ và sử dụng điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội. Phương thức dùng điểm đánh giá năng lực chỉ dùng để tuyển ngành Khoa học dữ liệu, ba phương thức còn lại áp dụng với tất cả 7 ngành.

Thêm nhiều trường đại học công bố phương án tuyển sinh năm 2023 - Ảnh 2.

Thí sinh lưu ý, từ năm 2023, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng từ 22,5 điểm trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) sẽ không còn được cộng tối đa, mà được xác định theo công thức giảm tuyến tính.

9 tổ hợp được chấp nhận là A00 (Toán, Vật lý, Hóa học), A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh), B00 (Toán, Hóa học, Sinh học), B08 (Toán, Sinh học, Tiếng Anh), C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý), D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh) D0: (Toán, Hóa học, Tiếng Anh), D13 (Ngữ văn, Sinh học, Tiếng Anh), D66 (Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh). Dự kiến đầu tháng 4/2023, Trường Đại học Y tế công cộng sẽ công bố đề án tuyển sinh.

Năm 2023, Trường Đại học Ngoại thương mở thêm ngành Kinh tế chính trị tại trụ sở Hà Nội. Tổng chỉ tiêu cho ba cơ sở Hà Nội, TP HCM và Quảng Ninh là 4.100. Sáu phương thức tuyển sinh được giữ giống như năm 2022. Trường Đại học Ngoại thương chưa công bố tỷ lệ phân bổ chỉ tiêu cho từng phương thức xét tuyển. Các phương thức sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT thực hiện theo hướng dẫn của Bộ, còn lại dự kiến nhận hồ sơ đăng ký từ 22/5.

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cho biết các ngành mới, dự kiến đào tạo từ năm nay gồm Năng lượng tái tạo, Kỹ thuật sản xuất thông minh, Công nghệ kỹ thuật điện tử y sinh, Ngôn ngữ học. Ngoài mở thêm ngành, trường cũng tăng chỉ tiêu từ 7.120 (năm 2022) lên 7.500 trong mùa tuyển sinh năm nay.

6 phương thức tuyển sinh được giữ ổn định như năm 2022, gồm xét tuyển thẳng; xét thí sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố hoặc có chứng chỉ quốc tế (dự kiến chiếm 5% tổng chỉ tiêu); kết quả thi tốt nghiệp THPT (65%); xét học bạ (15%); kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (5%) và đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội (10%). Hiện, trường chưa công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cụ thể cho từng phương thức.

Trước đó, hơn 20 cơ sở đào tạo trên cả nước đã công bố thông tin ban đầu về phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2023. 

Cụ thể, khu vực phía Bắc gồm các trường như: ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Thủy lợi , ĐH Xây dựng Hà Nội, ĐH Sư phạm Kỹ thuật Nam Định, ĐH Hà Nội, ĐH Thương mại, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Bách khoa Hà Nội.

Khu vực miền Trung - Tây Nguyên gồm các trường: ĐH Đông Á (Đà Nẵng), ĐH Phan Thiết (Bình Thuận), ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu, ĐH Yersin Đà Lạt (Lâm Đồng), ĐH Thái Bình Dương (Khánh Hòa).

Khu vực phía Nam gồm các trường: ĐH Luật TPHCM, ĐH Công nghiệp TPHCM, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, ĐH Quốc Tế Hồng Bàng, ĐH Quản lý và Công nghệ TPHCM, ĐH Kinh tế Tài chính TPHCM, ĐH Công nghệ TPHCM, ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long, ĐH Hoa Sen, ĐH Đồng Tháp, ĐH Quốc tế Miền Đông, ĐH Công nghệ Miền Đông.

Theo Bộ GD&ĐT, công tác tuyển sinh năm 2023 và các năm tiếp theo về cơ bản sẽ giữ ổn định như năm 2022. Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn các trường rà soát những phương thức xét tuyển hiệu quả, loại bỏ (không sử dụng) các phương thức không phù hợp, không hiệu quả, không đủ cơ sở khoa học, có thể gây nhiễu hệ thống cũng như khó khăn, vướng mắc cho thí sinh.

Thí sinh lưu ý, từ năm 2023, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng từ 22,5 điểm trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) sẽ không còn được cộng tối đa, mà được xác định theo công thức giảm tuyến tính. Việc thay đổi trong tính điểm ưu tiên này, theo Bộ GD&ĐT, nhằm tạo sự công bằng giữa các nhóm thí sinh thuộc các khu vực và đối tượng khác nhau.

Tuyển sinh 2023: Xét tuyển học bạ có còn được các trường chú trọng?Tuyển sinh 2023: Xét tuyển học bạ có còn được các trường chú trọng?

SKĐS - Ngay trong những ngày đầu năm 2023, nhiều trường đại học đã đưa ra những thông tin tuyển sinh quan trọng, trong đó phương thức xét học bạ vẫn được ưa chuộng và dành số chỉ tiêu tương đối lớn.


Đỗ Vi
Ý kiến của bạn