Hà Nội

Thêm nhiều phát hiện mới về xác ướp liên quan đến y học

08-04-2017 09:25 | Thông tin dược học
google news

SKĐS - Xác ướp không chỉ là chủ đề hấp dẫn cho giải trí, du lịch hay phim ảnh nhưng gần đây nhờ các kỹ thuật hiện đại, khoa học đã khám phá nhiều thông tin bổ ích, lý thú liên quan đến nghi lễ, bệnh tật, thậm chí cả những vụ tai tiếng trong quá khứ.

1. Tuổi của bệnh đậu mùa

Trong hầm mộ tại một nhà thờ Lithuania (Litva, quốc gia thuộc khu vực châu Âu) hiện còn lưu lại phần mộ của một đứa trẻ mới biết đi trong đó có chứa dấu vết lâu đời nhất của virút gây bệnh đậu mùa (smallpox virus). Đây là căn bệnh đầu tiên trên người được xóa sổ bằng tiêm chủng, nhưng nguồn gốc, đặc biệt là tuổi của nó nay vẫn đang tranh cãi.

Thêm nhiều phát hiện mới về xác ướp liên quan đến y học

Trong một thời gian dài, người ta cứ nghĩ tuổi thọ của virút gây bệnh đậu mùa ít nhất 1 thiên niên kỷ (1.000 năm), thủ phạm làm cho dân số Ai Cập vơi đi khủng khiếp.  Phát hiện nói trên tại Lithuania đã đi ngược với giả thiết nói trên. Qua phân tích các nhà khoa học kết luận, tuổi thọ smallpox virus chỉ khoảng vài trăm năm. So sánh chủng virút trên xác ướp của đứa trẻ 360 năm tuổi nói trên với tất cả các đột biến đã từng được biết đến, các nhà khoa học đi đến kết luận, chúng có chung tổ tiên với virút xuất hiện lần đầu vào khoảng năm 1588 - 1645. Nếu bệnh đậu mùa đã được hàng ngàn năm tuổi, thì chúng phải có sự gia tăng đáng kể về số lượng các chủng, nhưng tính đa dạng này lại không hề tồn tại. Một số xác ướp Ai Cập có niên đại hàng ngàn năm cũng từng có vết tích lưu ý nhưng lại thiên về bệnh sởi và thủy đậu.

2. Tục mai táng kỳ quặc

Cách đây thập kỷ, các nhà khoa học đã khai quật một xác ướp một cặp vợ chồng 3.000 tuổi chôn tại ngôi làng tiền sử Cladh Hallan, ở Scotland. Mọi chuyện trở nên kỳ quặc khi phát hiện thấy hàm của người phụ nữ nhô ra ngoài, có vẻ như không đúng với xương của một người bình thường. Xét nghiệm ADN đã tiết lộ một câu chuyện kinh dị chưa từng có trong lịch sử, kể cả cổ đại lẫn hiện đại.

Thêm nhiều phát hiện mới về xác ướp liên quan đến y học

Cặp này đã được ghép lại với nhau từ những bộ phận thuộc sáu người không liên quan. Những bộ phận ghép cho người phụ nữ có cùng niên đại thời gian, nhưng ở người đàn ông (chồng) lại chết vào những thời điểm khác nhau, thậm chí cách nhau hàng trăm năm. Chính điều này, ngay cả việc mai táng cũng phải mất hàng thế kỷ mới hoàn thành. Đầu tiên, chúng được đặt trong đầm lầy than bùn cho đến khi thành xác  ướp, sau đó mới lấy vật liệu mai táng cho người đàn ông, chôn ở làng Cladh Hallan, tức 300 - 600 năm sau. Tuy đã nghiên cứu kỹ về một số vấn đề khác như: vị trí bào thai, mô mềm đã bị phá hủy bởi địa chất, phong tục tập quán, yếu tố địa lý... các nhà khoa học vẫn chưa tìm được câu trả lời về nghi thức hay tục lệ mai táng đầy bí ẩn này.

3. Phát hiện phân nhóm di truyền C1bi

Năm 1985, nhóm leo núi tình cờ phát hiện thấy xác người trên đỉnh Aconcagua của Argentina. Đây là đứa trẻ chết hồi thế kỷ thứ 5, hóa ra là một cậu bé người Inca bị thiệt mạng cho mục đích tế thần.  Độ cao tìm thấy đứa trẻ tế thần này vào khoảng 5.300m so với mặt biển, rất khô lạnh nên xác đứa trẻ 7 tuổi này được “ướp” hầu như rất hoàn hảo.

Thêm nhiều phát hiện mới về xác ướp liên quan đến y học

Tình trạng cơ thể được bảo quản tốt đã giúp các nhà di truyền học trích xuất được toàn bộ hệ gen ti thể. Theo DNA, cậu bé thuộc một nhóm di truyền gọi là C1b, một dòng truyền thừa Paleoindian cổ xưa, có niên đại cách đây hơn 18.000 năm. Tuy nhiên, phân tích kỹ, ADN của cậu bé này lại không phù hợp với bất kỳ phân nhóm có sẵn của dân số thời đó. Các nhà nghiên cứu đã tạo ra một phân nhóm mới, gọi là C1bi, nó là cơ sở dữ liệu cho nhiều thành viên của phân nhóm này đã bị mất. Kết quả chỉ tìm thấy bốn, ba trong số này thuộc người Peru và Bolivia hiện đại và cuối cùng là một người thuộc đế chế Inca Wari của Peru. Theo ước tính có khoảng 90% người Nam Mỹ bản địa bị chết trong cuộc chinh phục Tây Ban Nha. Sự hủy diệt di truyền này làm cho phân nhóm di truyền C1bi ngày càng hiếm, bí mật này đã được giải mã sau khi khám phá ra xác ướp cập bé Inca nói trên.

4. Bộ phận thân giả được dùng từ bao giờ?

Nhìn vào các cổ vật cá nhân, rất khó có thể phân biệt được đâu là vật dụng chuyên nghiệp hay thẩm mỹ. Điều này cũng đúng với người Ai Cập cổ đại, theo đó các chế phẩm chôn cùng người chết thường bao gồm cả các bộ phận thân giả. Gần đây, Đại học Manchester, Vương quốc Anh, đã phát triển thành công bản sao ngón chân giả cho những tình nguyện viên thiếu ngón chân cái, nguyên mẫu tái tạo này được sao chép từ hai bộ ngón chân giả của người Ai Cập cổ đại, đây là những tác phẩm nghệ thuật kiêm y tế đầu tiên của nhân loại người được tìm thấy trong xác ướp cổ.

Thêm nhiều phát hiện mới về xác ướp liên quan đến y học

Bộ ngón đầu của người Ai Cập cổ bao gồm cartonnage (vật liệu được dùng để tạo mặt nạ trước khi mai táng, trước năm 600 TCN), gỗ và da (950 - 710 TCN). Bộ ngón thứ hai được tìm thấy trên bàn chân của xác ướp ở Luxor. Qua các vết tích còn lưu lại trên các ngón chân giả này cho thấy, các ngón được sử dụng lâu dài, giống như ý nghĩa thực chứ không phải công cụ chôn cất. Các tình nguyện viên được lắp các ngón chân giả này không cần phải có vật liệu độn dạng dép của người Ai Cập. Nghiên cứu còn tiết lộ, cả hai bộ ngón giả này đã được người Ai Cập dùng thành công, mà không hề bị áp lực tê liệt do giầy dép gây ra.

5. Não còn nguyên vẹn khi ướp xác

Một xác ướp Ai Cập 3.200 năm tuổi có tên  Hatason đã gây ra sự quan tâm đặc biệt của khoa học hiện đại chỉ sau một lần quét scan. Đây là xác ướp một phụ nữ qua đời vào khoảng năm 1700-1000 TCN, khi mà não vẫn còn nguyên vẹn trong lúc ướp xác.

Thêm nhiều phát hiện mới về xác ướp liên quan đến y học

Việc bổ sung vật liệu bên trong khoang sọ vẫn còn chứa chất xám là điều không tưởng. Kỳ lạ, hộp sọ của người phụ nữ này dường như được nhồi thêm cát đen. Rất có thể người phụ nữ này là một công dân được dùng cho thí nghiệm bởi một nhà lâm chung (người chuyên lo tang lễ). Và cũng thật khó nói, vì đến nay còn rất ít xác ướp cùng thời nên người ta không có nhiều thông tin để so sánh, ngay cả khi xác định giới tính còn khó khăn may nhờ xương chậu và hộp sọ nên hậu thế biết được đây là phụ nữ.

Quan tài mô tả đây là một phụ nữ mặc quần áo của một công dân tiêu chuẩn nhưng lại không có cách nào để chứng minh thêm về thân thế của người phụ nữ này. Xác ướp, hiện đang được trưng bày tại San Francisco, nó được đưa ra khỏi Ai Cập vào những năm đầu thế kỷ 19, sau khi được người Mỹ mua lại.


Khắc Nam
Ý kiến của bạn