Thêm 6 địa phương quyết định lùi thời gian tổ chức học trực tiếp

21-02-2022 21:18 | Thời sự
google news

SKĐS - Bộ GD&ĐT vừa cho biết, tính đến 17h ngày 21/2, do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, cả nước có thêm 6 tỉnh/thành phố quyết định lùi thời gian tổ chức học trực tiếp.

Một số việc cần lưu ý khi học sinh trở lại trường học trực tiếpMột số việc cần lưu ý khi học sinh trở lại trường học trực tiếp

SKĐS - Không chủ quan, xem nhẹ việc phòng dịch nhưng cũng không thực hiện căng thẳng quá mức cần thiết, ảnh hưởng tới việc học tập và sinh hoạt của học sinh.

Trong đó, khối mầm non có 48/63 tỉnh/thành phố tổ chức dạy học trực tiếp với số trẻ học trực tiếp là 1.800.767/ 3.255.513 em, tỉ lệ 55.31%.

Các tỉnh dừng học trực tiếp: Lào Cai, Tuyên Quang, Đắk Nông, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ninh, TP.Hà Nội, TP.Đà Nẵng, Hưng Yên, Trà Vinh, An Giang, Bạc Liêu, Phú Yên, Tiền Giang, Đắk Lăk (thành phố Buôn Mê Thuột).

Thêm 6 địa phương quyết định lùi thời gian tổ chức học trực tiếp - Ảnh 2.

Nhiều địa phương cho học sinh nghỉ học trực tiếp do F0 tăng mạnh.

Khối tiểu học có 54/63 tỉnh/thành phố tổ chức dạy học trực tiếp (5.282.687 trên tổng số 6.067.425 học sinh, tỉ lệ 87.06%).

Các tỉnh dừng học trực tiếp: Thành phố Hà Nội (12 quận nội thành), Đắk Lăk (thành phố Buôn Mê Thuột), Lào Cai, Tuyên Quang, Hưng Yên, Đắk Nông, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ninh.

Khối trung học cơ sở có 60/63 tỉnh/thành phố tổ chức dạy học trực tiếp (4.782.362 trên tổng số 5.289.447 học sinh, tỉ lệ 90.41%).

Các tỉnh dừng học trực tiếp: Phú Thọ, Lào Cai, Vĩnh Phúc; riêng thành phố Hà Nội khối lớp 6 của 12 quận nội thành.

Khối trung học phổ thông: 62/63 tỉnh/ thành phố tổ chức dạy học trực tiếp (2.323.134 trên tổng số 2.567.799 học sinh, tỉ lệ 90.47%). Tỉnh dừng học trực tiếp là Lào Cai.

Trước đó, tại cuộc họp trực tuyến về tình hình mở cửa trường học tại các địa phương  do Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đề nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương xây dựng kế hoạch một cách nhất quán việc đưa trẻ em mầm non, học sinh đến trường bảo đảm an toàn. Quan tâm, đầu tư kinh phí và nhân lực y tế cơ sở cho các trường học trên địa bàn để đảm bảo công tác phòng, chống dịch khi tổ chức các hoạt động giáo dục trực tiếp.

Bộ GD&ĐT đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố cần thống nhất chỉ đạo việc tổ chức dạy học trực tiếp trên tinh thần không chủ quan nhưng không quá sợ hãi căng thẳng, dẫn đến chỉ đạo rụt rè, thiếu nhất quán. Với những trường học có điều kiện bán trú đề nghị chỉ đạo tổ chức cho học sinh học bán trú.

Phát biểu kết luận tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh quan điểm: Việc đi học của trẻ là rất quan trọng, không phải chỉ khi có dịch mà cả khi không có dịch. Trẻ ở nhà trong thời gian dài có thể dẫn đến hệ lụy khôn lường; không chỉ về văn hóa, kiến thức, mà tác động lâu dài đến sự phát triển của trẻ. Không những thế, việc này còn ảnh hưởng đến các nhân lực lao động (ông bà, cha mẹ chăm nuôi), từ đó ảnh hưởng đến phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Cũng trong hôm nay, không chỉ hàng triệu học sinh phải ở nhà do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, hàng trăm nghìn học sinh khác trong diện được đến trường cũng phải nghỉ học do trời rét đậm, rét hại, nhiệt độ xuống dưới 10 độ C, ở những huyện miền núi nhiệt độ xuống tới 2-3 độ C như Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La...

Học sinh "on - off" liên tục, các trường phải làm gì để đảm bảo an toàn phòng dịch?Học sinh 'on - off' liên tục, các trường phải làm gì để đảm bảo an toàn phòng dịch?

SKĐS - Thực tế sau gần 2 tuần triển khai cho học sinh lớp 7 đến lớp 12 và 4 ngày cho học sinh tiểu học, lớp 6 ngoại thành Hà Nội đến trường học trực tiếp, nhiều trường lớp tại Hà Nội đã phải quyết định cho học sinh chuyển sang học online với lý do số ca mắc COVID-19 trong trường học tăng vọt.


Đỗ Vi
Ý kiến của bạn