Thêm 2 đường phố mới của Thủ đô mang tên GS. Đỗ Xuân Hợp và BS. Trần Văn Lai

13-12-2011 14:04 | Tin nóng y tế
google news

Ngày 9/12 HĐND Thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về việc đặt tên và điều chỉnh độ dài một số đường, phố, công trình công cộng trên địa bàn Thành phố Hà Nội .

Ngày 9/12 HĐND Thành phố Hà Nội đã  thông qua Nghị quyết về việc đặt tên và điều chỉnh độ dài một số đường, phố, công trình công cộng trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Theo đó, có 29 đường, phố mới thuộc địa bàn 8 quận, huyện được đặt tên. Trong số này, có 9 đường phố mới mang tên danh nhân, 19 đường phố mang tên địa danh; 1 đường mang tên di tích lịch sử văn hóa. Có 2 đường phố mang tên các nhà y học: Phố Đỗ Xuân Hợp và Phố Trần Văn Lai.
 
GS. Đỗ Xuân Hợp
 
Giáo sư Đỗ Xuân Hợp sinh ngày 8 tháng 7 năm 1906 tại phường Hàng Đào, Hà Nội trong một gia đình nhà nho có truyền thống yêu nước. Ông tốt nghiệp Y sĩ Đông Dương  năm 1929 và làm việc ở bệnh viện Bắc Hà (Lao Cai) .  Năm 1932 , ông đỗ đầu kỳ thi tuyển làm trợ lý giảng dạy ở Viện Giải phẫu Hà Nội, Năm 1944  tốt nghiệp bác sĩ Y Khoa trường Đại học Y  Dược khoa Hà Nội.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, trước nạn đói năm Ất Dậu (1945)  Giáo sư Hợp được Chủ tịch Hồ Chí Minh  tín nhiệm, giao nhiệm vụ Hội trưởng Hội cứu đói “ Chú về cùng mọi người bắt tay vào việc, làm sao bớt đi được nhiều người chết đói, chết rét”.

Khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ (tháng 12 năm 1946), BS. Đỗ Xuân Hợp đã tình nguyện nhập ngũ và được cử làm Viện trưởng các Viện Quân y . Năm 1950, ông được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Quân y sĩ. Trải qua các thời kỳ, nhà trường nhiều lần thay đổi tên gọi, trong 30 năm (1950 - 1978), Giáo sư liên tục được cử giữ chức Hiệu trưởng. Cuộc đời và sự nghiệp của ông gắn liền với từng bước trưởng thành và phát triển của Học viện Quân y ngày nay. Với gần 60 năm theo nghề y, từ khi còn là y sĩ (1929), là bác sĩ (1944), và được nhà nước ta phong hàm giáo sư năm 1955,  được phong hàm Thiếu tướng  Quân đội nhân dân Việt Nam (1985), GS. Đỗ Xuân Hợp là người có công lớn trong việc đào tạo nhiều thế hệ thầy thuốc quân y và dân y trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Giáo sư  có công sáng lập và xây dựng ngành giải phẫu và hình thái học Việt Nam.

Giáo sư Đỗ Xuân Hợp đã đảm nhiệm các chức vụ:

- Đại biểu quốc hội từ khóa 2 đến khóa 7, ủy viên thường vụ Quốc hội khóa 4, Phó Chủ nhiệm ủy ban y tế xã hội Quốc hội khóa 6.

- Chủ nhiệm bộ môn giải phẫu Trường đại học Y Hà Nội.

- Hiệu trưởng Trường đại học Quân y (nay là Học viện quân y)

- Phó Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam , - Chủ tịch Hội Hình thái học

- Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam

- Ủy viên ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa 3 và khóa 4. Phó Chủ tịch ủy ban Trung ương MTTQ thành phố Hà Nội.

- Ủy viên thường vụ BCH Trung ương Đảng xã hội Việt Nam. Bí thư thành uỷ Hà Nội Đảng Xã hội Việt Nam.

Giáo sư Đỗ Xuân Hợp từ trần ngày 17-12-1985, thọ 80 tuổi.

Giáo sư đã được tặng thưởng: 
 
- Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công Hạng nhất và nhiều huân chương cao quý khác.

-Danh hiệu Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân.

- Giải thưởng Hồ Chí Minhvề khoa học kỹ thuật (1996) 

Phố Đỗ Xuân Hợp thuộc Huyện Từ Liêm:  có vị trí   từ ngã tư cuối phố Nguyễn Cơ Thạch giao cắt với phố Trần Hữu Dực đến ngã ba đầu thôn Tân Mỹ, xã Mỹ Đình có chiều dài 450 m rộng 30 m.
 
BS. Trần Văn Lai
 
BS. Trần Văn Lai sinh năm 1894 trong một gia đình làm nghề khảm trai có tiếng ở Hà Nội. Ông theo học ngành y và trở thành một một bác sĩ tài năng ở nhà thương Phủ Doãn (nay là Bệnh viện Việt Đức). Ông Có tinh thần  yêu  nước, thương dân, có quan điểm không ưa Pháp,  từng bị nhà cầm quyền Pháp đày lên nhà tù Sơn La và giam giữ ở nhà tù Hỏa Lò . Ra tù, về ngôi nhà cũ ở ngõ ngõ Tức Mạc), ông lại mẫn cán, tận tâm với nghề  Y ,

Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp . Tháng 4/1945, Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim thành lập. Ngày 20/7/1945 Bác sĩ Trần Văn Lai được mời làm Đốc lý Hà Nội, chức vụ tương đương với Thị trưởng. 
Nhiệm kỳ kết thúc khi Cách mạng tháng Tám bùng nổ,  BS. Trần Văn Lai. chỉ đảm nhiệm chức Thị trưởng trong khoảng một tháng nhưng ông  đã làm được nhiều việc cho thành phố Hà Nội.

Ông thị trưởng đầu tiên là người Việt Nam đã thực hiện ngay việc  “tẩy trừ vết tích nô lệ hồi Pháp thuộc" bằng việc hạ các bức tượng do người Pháp dựng ở Hà Nội; dùng tiếng Việt ghi chép các giấy tờ, sổ sách tại Tòa Đốc lý và đặt lại tên cho hầu hết các phố ở Hà Nội theo một hệ thống mới chặt chẽ, khoa học, bắt đầu bằng việc thay các tên do người Pháp đặt bằng các tên người và địa danh Việt Nam, đặc biệt là những vị anh hùng giải phóng dân tộc và những danh nhân văn hóa lớn;  và  khôi phục tên các phố cổ bắt đầu bằng chữ Hàng như Hàng Đào. Hàng Lược, Hàng Mành, Hàng Khoai, Hàng Nón...

BS. Trần Văn Lai là một người rất kín đáo, điềm đạm nhưng vô cùng nhân hậu. Ngôi nhà của ông ở ngõ Tức Mạc trong nhiều năm là nơi người dân nghèo Hà Nội đến khám bệnh và xin thuốc miễn phí. Suốt thời gian kháng chiến toàn quốc, mặc dù  ở lại Thủ đô tạm chiếm, nhưng BS. Trần Văn Lai  có  quan điểm ủng hộ Chính phủ Hồ Chí Minh và kiên quyết từ chối mọi lời mời cộng tác của chính quyền tay sai bù nhìn. Ông có  uy tín và ảnh hưởng rất lớn trong giới trí thức thủ đô thời đó.  Ông có con trai  duy nhất  là bác sĩ quân y Trần Mạnh Chu (1926-1991) tham gia kháng chiến, sau là Giáo sư Tiến sĩ chuyên ngành Tiết niệu của Quân đội.

Năm 1954, Hòa bình lập lại  Chính phủ trở về Thủ đô. BS. Trần Văn Lai  được cử làm Thứ trưởng bộ Thương binh Xã hội  rồi làm Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính Thành phố Hà nội. . Bác sĩ Trần Văn Lai  lừ người tài đức vẹn toàn, có uy tín trong nhân dân, được hính quyền các cấp tín nhiệm. Năm 1965 ông nghỉ hưu và đã từ trần năm 1975

Phố  Trần Văn Lai  thuộc Huyện Từ Liêm  có vị trí từ số 30 đường Phạm Hùng đến cổng khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì , dài 830m, rộng 17,5m.

Trần Giữu


Ý kiến của bạn