Hà Nội

Thế nào là hen gắng sức?

30-03-2023 10:56 | Bệnh thường gặp

SKĐS – Hen gắng sức thường xuất hiện 5-15 phút trong khi gắng sức và kéo dài sau khi gắng sức đã kết thúc có khi tới vài giờ. Cần làm gì để quản lý và kiểm soát hen gắng sức?

Hen gắng sức là gì?

Hen gắng sức là tình trạng các triệu chứng hen: ho, khò khè, tức ngực khó thở xuất hiện khi có hoạt động vượt quá cường độ và thời gian bình thường hoặc bệnh hen nặng lên trong hoặc sau khi gắng sức.

Do gắng sức phải tăng thông khí, khi làm cho không khí qua phế quản quá nhanh, lạnh và khô hơn gây ra co thắt phế quản, tăng phản ứng viêm và tăng nhạy cảm phế quản hơn với tác nhân gây hen. Đặc trưng của cơn hen gắng sức thường xuất hiện 5-15 phút trong khi gắng sức và kéo dài sau khi gắng sức đã kết thúc có khi tới vài giờ.

photo-1680111114368

Hen gắng sức là bệnh hen nặng lên trong hoặc sau khi gắng sức. Ảnh minh họa

Những yếu tố chẩn đoán hen gắng sức

- Ngại vận động: Không thích hoạt động, vận động kéo dài.

- Sợ cơn hen xuất hiện khi phải gắng sức

- Xuất hiện khó thở khi hoạt động, vận động mạnh, kéo dài.

- Nghe phổi có tiếng rít.

- Đo PEF trước và sau khi gắng sức, nếu PEF giảm hơn 20% sau khi ngừng gắng sức 20 phút sẽ chẩn đoán là hen gắng sức.

Thuốc nào được dùng cho hen gắng sức?

-Thuốc cắt cơn, dự phòng ngắn hạn:

+ Xịt thuốc SABA (thuốc giãn phế quản tác động trực tiếp, chủ yếu tại các cơ trơn phế quản, làm giãn cơ, đồng thời còn làm tăng thải đờm và làm giảm tính thấm thành mạch. Thuốc SABA phát huy tác dụng ngay trong 5 phút đầu và kéo dài khoảng 4 giờ) khi hen cấp: Ventoline hoặc Bricanyl: xịt họng 3 lần, mỗi lần 2-4 xịt, cách nhau mỗi 20 phút trong giờ đầu tiên.

+ Xịt thuốc SABA trước khi hoạt động gắng sức: : Ventoline hoặc Bricanyl xịt họng 2-4 xịt trước tập luyện 15-30 phút, tác dụng kéo dài từ 4-6 giờ.

+ Thuốc LABA (thuốc giãn phế quản) có tác dụng tới 12 giờ, nên dùng thuốc vào buổi sáng trước khi các bài tập kéo dài cả ngày, chỉ dùng từ một đến hai lần trong ngày.

+ Uống thuốc kháng leukotrien đều đặn hoặc từng đợt, thuốc có tác dụng từ vài giờ đến 24 giờ, nên dùng thuốc vào tối trước trận đá bóng, hoạt động thể lực và thi đấu điền kinh hôm sau.

+ Thuốc cromoglicate dùng tốt nhất 30 phút trước bài tập.

+ Thuốc kháng cholinnergic dùng tốt nhất 30 -60 phút trước khi tập thể lực khi thuốc SABA không có hiệu quả.

-Thuốc dự phòng hen (duy trì): dùng như các dạng hen khác.

photo-1680111117611

Để quản lý tốt hen gắng sức cần tập các môn thể thao ít gây khởi phát cơn hen như: bơi lội, cầu lông, bóng bàn, tập thể dục đều đặn trong môi trường sạch, thoáng

Cần làm gì để quản lý tốt hen gắng sức?

- Điều chỉnh hoạt động thể lực

- Tránh yếu tố khởi phát hen: khói thuốc, không khí lạnh, yếu tố dị ứng.

- Cần tập và tham gia các môn thể thao ít gây khởi phát hen: bơi lội, cầu lông, bóng bàn, tập thể dục đều đặn trong môi trường sạch, thoáng, ấm về mùa đông, mát về mùa hè.

- Biết dùng thuốc cắt cơn và dự phòng hen

- Luôn kiểm tra việc thực hiện y lệnh, dùng thuốc và kỹ thuật xịt hít thuốc.

Xử trí cắt cơn khó thở do hen tại nhàXử trí cắt cơn khó thở do hen tại nhà

SKĐS – Cơn khó thở do hen có nhiều mức độ từ nhẹ đến nguy kịch. Khi xuất hiện cơn khó thở tại nhà, hãy dùng những biện pháp xử lý sau đây để cắt cơn khó thở.

PGS.TS.BSCK2 Nguyễn Văn Đoàn
Ý kiến của bạn