Thế giới sinh vật “chẩn” bệnh cho con người

09-01-2014 09:33 | Thông tin dược học
google news

SKĐS - Thế giới động vật khá phức tạp và đa dạng, ở cấp độ di truyền, nhiều loài động vật có những điều ngạc nhiên mà con người có thể học hỏi.

Thế giới động vật khá phức tạp và đa dạng, ở cấp độ di truyền, nhiều loài động vật có những điều ngạc nhiên mà con người có thể học hỏi. Năm 2013 các nhà khoa học đã khẳng định rằng, thông qua cơ chế hoạt động của sinh vật, chúng ta có thể hiểu về sự trưởng thành và tuổi tác của con người cũng như cơ chế phát triển bệnh tật.

Loài giun

Loài động vật đầu tiên có bộ gen được giải mã là một sinh vật nhỏ nhưng vô cùng tuyệt vời. Đó là những con giun tròn nhỏ có tên gọi là Caenorhabditis elegans được phát hiện vào năm 1998. Kể từ đó loài giun đơn giản này đã giúp các nhà khoa học hình thành nên một loạt các đề tài nghiên cứu từ lão hóa đến ung thư. Với chiều dài cơ thể chỉ khoảng 1mm, rất khó khăn để nhìn thấy con giun này bằng mắt thường nếu như không dùng đến kính hiển vi. Cơ thể trong suốt của chúng giúp cho các nhà khoa học có thể quan sát nội tạng bên trong của một sinh vật sống mà không dùng đến phương pháp chụp Xquang, quét cộng hưởng từ (MRI) hay bất kỳ phương pháp kỹ thuật nào khác. Nhưng khoa học cũng không thể làm nên những khám phá vĩ đại từ loài giun này nếu như không có sự góp mặt của một con sứa!

Loài sứa Aequorea victoria sản sinh ra một chất đạm có khả năng phát sáng trong bóng tối được gọi là GFP (đạm huỳnh quang màu xanh lá cây) cho phép các nhà khoa học có thể lần ra sự chuyển động của các chất đạm đặc biệt xuyên qua cơ thể bằng cách sử dụng một loại “thẻ vô hình”. Bằng cách sử dụng GFP sẽ làm nổi bật cụ thể các mô hình gen biểu thị, các nhà khoa học có thể lần ra tác động của nó trên phần còn lại của cơ thể sống theo vòng đời sinh trưởng của con giun và đồng thời chuyển giao kiến thức này như một cách để hiểu về các gen tương tự đã hoạt động trong các cơ thể sống phức tạp như con người. Qua đó, các nhà khoa học đã lọc ra được các gen có liên hệ với căn bệnh ung thư.

Nhiều sinh vật sống trong các hang động như loài cá hang động mù Mexico có đôi mắt mờ nhạt hoặc không có mắt.

Bí mật của giấc ngủ liên quan tới loài cá Mexico

Đồng hồ sinh học của con người - hay gọi chung là đồng hồ sinh học - là một dạng cơ chế nội bộ, trong đó nó quy định hầu như mọi khía cạnh về sinh lý học và hành vi của con người. Một trong những cách thức mà chiếc đồng hồ này đang đảm nhiệm chính là nó ảnh hưởng đến chu kỳ sáng/tối của ngày và đêm, mà nếu không có chiếc đồng hồ nội bộ này thì con người sẽ mất ổn định với thế giới bên ngoài. Vậy điều gì đã xảy ra với lịch trình sinh hoạt hàng ngày của cơ thể nếu như chúng ta sống nhốt mình trong một hang động tối đen? Loài cá hang động mù Mexico đã sống trong môi trường hoàn toàn đen đặc trong suốt phần đời của nó và có hay không việc chúng cũng phát triển ra một chiếc đồng hồ nội bộ có thể giúp chúng quản lý nguồn thức ăn của mình. Bằng cách nhận dạng và hiểu về các gen đã đóng vai trò kiểm soát chiếc đồng hồ sinh học của chúng, các nhà khoa học có thể vén bức màn bí mật về cách thức làm thế nào mà gen có thể đóng góp vào chiếc đồng hồ nội bộ của con người, từ đây có thể hiểu sâu về các căn bệnh liên quan đến giấc ngủ.

Loài trai

Loài trai có một kỹ năng vô cùng ấn tượng, ấy là chúng có thể bám mình vào những bề mặt như đá và thuyền bè mà không bị sóng dữ đánh văng đi. Sở dĩ có được điều này là vì trong cơ thể các con trai tồn tại một loại chất đạm siêu dính, nhờ các đặc tính siêu kết dính này mà đã trở thành nguồn cảm hứng cho các nhà khoa học trong việc phát minh ra một chất keo tổng hợp siêu dính được sử dụng trong phẫu thuật và vá vết thương. Những tác nhân chữa lành từ các loại mô khác đã được con người sử dụng trong các thập kỷ qua, tuy nhiên chúng thường để lại những tác dụng phụ không mong muốn hoặc không phù hợp để sử dụng trên mô ướt. Tuy nhiên, chất kết dính đạm của con trai lại phát huy khả năng mạnh mẽ trong những điều kiện ẩm ướt và bởi vì nó mang tính tổng hợp toàn diện nên ít có khả năng gây ra các phản ứng dị ứng. Thậm chí, chúng có thể sửa đổi nhằm phù hợp với nhu cầu phục hồi của bệnh nhân.

Kỳ nhông

Những con kỳ nhông có khả năng tái sinh rất kỳ diệu, cũng như chúng có thể “sinh sản” tim, não và cột sống, tái phát triển toàn bộ chân cũng như đuôi của chúng và là một trong số rất ít loài vật có xương sống có thể làm được điều này. Nếu chúng ta có thể hiểu rõ cách thức mà loài vật này làm được sự việc kỳ diệu trên thì chúng ta có thể phát triển được một phương pháp điều trị giúp chữa lành vết thương ở người. Người ta cho rằng, khả năng tái tạo mô tồn tại trong gen của nhiều loài động vật và đây là kết quả đi tắt của quá trình tiến hóa. Trong khi việc tái mọc chi ở con người là một ao ước đầy tham vọng và việc mà chúng ta có thể tìm ra cách kích hoạt quá trình tiến hóa thì ít nhất chúng ta có thể tìm ra các liệu pháp cải tiến trong việc điều trị các bệnh tim mạch và bệnh gan hoặc giảm các vết sẹo sau phẫu thuật.

Nguyễn Thanh Hải

 (Theo BBC NEWS -28/12/2013)

 


Ý kiến của bạn