Hà Nội

Thế giới học được gì từ kinh nghiệm phong tỏa virus của Trung Quốc?

20-03-2020 11:30 | Thông tin dược học
google news

SKĐS - Cơ chế phong tỏa của Trung Quốc đã gần như đã thành công trong việc khống chế các ca nhiễm mới COVID-19 tại nước này. Nhưng khi virus lan nhanh trên toàn cầu thì cơ chế phong tỏa đã không phát huy hiệu quả. Vậy, nhìn từ Trung Quốc, trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, thế giới sẽ học được những gì?

Đà phát tán virus của Trung Quốc đang chậm lại

Từ khi COVID-19 xuất hiện đến nay đã lan truyền hầu hết các quốc gia trên thế giới. Các chính phủ đã cấp tốc triển khai nhiều biện pháp phòng ngừa khác nhau. Bỉ, Pháp, Ireland, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha nằm trong số các quốc gia chọn giải pháp đóng cửa trường học. Italy phong tỏa hoàn toàn. Mỹ cấm các chuyến bay đến từ phần lớn châu Âu. Ấn Độ đóng cửa mọi cửa khẩu biên giới. Israel phong tỏa lượt khách quốc tế với thời hạn 14 ngày. Anh quốc giờ đây đang do dự việc triển khai 4 biện pháp xã hội để đối phó, gồm: Đóng cửa trường học, hạn chế di chuyển, giới hạn tập trung đông người và phong tỏa. Thủ tướng Boris Johnson tuyên bố rằng Dịch vụ y tế quốc gia Anh (NHS) sẽ không phải kiểm tra y tế tại nhà và đất nước sẽ tránh việc bị giam hãm.

Gần đây Trung Quốc đã ghi nhận giảm dần các trường hợp nhiễm COVID-19, trong khi ở Italy con số nhiễm COVID-19 mỗi ngày tăng lên là hàng ngàn, số người tử vong là hàng trăm. Tổ chức  Y tế Thế giới (WHO) đã thừa nhận và ca ngợi sự phản ứng của Trung Quốc. Một nghiên cứu mới được đăng tải trên tờ Science đã cho rằng việc khóa chặt hoạt động lữ hành ở Trung Quốc có thể giúp làm chậm đà phát tán COVID-19 ra toàn cầu.

Tâm lý chủ quan trong phòng và xét nghiệm dịch bệnh khiến Lombardy (Italy) trở thành rốn dịch COVID-19 của châu Âu. Ảnh nguồn: TeleTrader.

Nước Anh, trong giai đoạn sơ khởi của đại dịch, nên học hỏi gì từ thành công của Trung Quốc? Dịch tễ phát triển vì một lý do nghe khá đơn giản: Sự pha trộn của các chủng tộc. Tỷ lệ này thường khá dao động với nhiều nhân tố như mật độ dân số, sự tiếp xúc giữa các nhóm tuổi và có bao nhiêu người được xét nghiệm.

PGS.Caroline Buckee, chuyên gia dịch tễ học tại Trường sức khỏe công cộng Harvard cho biết, khi chúng ta thấy các trường hợp lây bệnh tăng đột biến (như ở Mỹ gần đây) thì điều đó phản ánh vào năng lực xét nghiệm thay vì phản ánh đúng sự thật về bản thân của dịch. Bất cứ biện pháp nào đưa ra thì đều có chung một mục đích: Ngăn chặn làn sóng người bệnh đến các cơ sở y tế.

Theo ông Antoine Flahault, người đứng đầu đơn vị dịch tễ học dân số tại Bệnh viện đại học Geneva (Thụy Sỹ), Lombardy (Italy) là một trong những khu vực giàu có nhất châu Âu. Một nơi được trang bị tối tân và nguồn nhân lực hoàn hảo về chăm sóc sức khỏe tốt nhất và người ta đấu tranh để có nó trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát, nhưng chính sự chủ quan đã khiến quốc gia này vỡ trận.

Còn tại Trung Quốc, trong khi nhiều người vẫn còn hoài nghi các số liệu do Trung Quốc tuyên bố, thì PGS.Isaac Bogoch, chuyên gia các bệnh truyền nhiễm tại Viện nghiên cứu bệnh viện đa khoa Toronto (TGHRI) lại quả quyết rằng: Hình thức khóa chặt virus của Trung Quốc thực sự đã thành công.

Ý kiến của giới khoa học

PGS.Bogoch nhấn mạnh: “Chúng tôi cho rằng đây là dữ liệu tốt nhất mà chúng tôi có, và thật vui khi nhìn thấy các dữ liệu từ những nước khác đã xác thực dữ liệu của Trung Quốc”. Việc kiểm dịch cả nước Trung Quốc là một sự việc chưa từng có tiền lệ và nó cũng là sự kiện lớn nhất trong lịch sử loài người. 13 thành phố với hơn 60 triệu dân đã bị “phong tỏa”. PGS.Bogoch cho rằng: Trung Quốc có khả năng áp dụng các biện pháp tầm soát dịch bệnh tốt hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên hành tinh có thể làm được. Không nơi nào có thể so sánh với cường độ làm việc và khả năng duy trì bằng họ.

Xét nghiệm tìm ra coronavirus trong một bệnh viện ở Hàn Quốc. Ảnh nguồn: Gulf News.

Việc Trung Quốc hủy bỏ Tết Nguyên đán chính là minh chứng. Những hành động này chắc chắn đã có một số hiệu quả. Ông Antoine Flahault nhận định: “Có một cơ sở khoa học để hỗ trợ cho các biện pháp đó. Những biện pháp tương tự đã được triển khai vào đầu thế kỷ 20 (như dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918) là bằng chứng thành công khi chúng ta tiến hành phong tỏa ngay từ sớm và đủ lâu”.

PGS.Caroline khẳng định “nên hủy bỏ các sự kiện công cộng lớn”. Nhưng cũng khó để biết liệu đề xuất này có đúng không cho đến khi các nghiên cứu khoa học kiểm tra nó. Ông Antoine Flahault nhấn mạnh: “Đây là một dạng giả thuyết. Và khi dịch bệnh kết thúc thì chúng ta sẽ có một cuộc thí nghiệm gần như trên toàn cầu, tùy vào chế độ chính trị mà mỗi nước sẽ tiến hành các cơ chế tầm soát khác nhau”.

Nhưng cơn sóng thần COVID-19 có thể chưa dừng lại với Trung Quốc. PGS.Adam Kucharski tại Trường y học nhiệt đới và vệ sinh London, người đã tiến hành một phân tích về dịch COVID-19 ở Vũ Hán, cho rằng: “Có bằng chứng cho thấy phần đông người dân Vũ Hán vẫn còn nhạy cảm với dịch bệnh”. Khi Trung Quốc cố gắng đưa  người dân quay trở lại làm việc, họ đã nhận thấy một sự tăng đột biến khác. PGS.Bogoch cũng cho rằng: “Giờ đây người Trung Quốc đã bình thường hóa cuộc sống tại một số thành phố. Nhưng dịch bệnh chỉ mới tạm lắng, chưa kết thúc. Hậu quả của nền kinh tế suy giảm do đà tăng dịch bệnh cũng bẻ cong hệ thống chăm sóc sức khỏe”.

Các bệnh viện dã chiến xuất hiện nhan nhản trên đường phố Vũ Hán. Ảnh nguồn: TIME.

Nước Anh có sức mạnh để áp dụng những hạn chế này. Luật sư Pieter Erasmus từ hãng luật Bird&Bird giải thích: “Chiếu theo các điều khoản của Công ước nhân quyền châu Âu (EUCHR), tại điều 5, thì quyền tự do và an ninh con người có thể bị giới hạn cụ thể, luật cho phép tạm giữ ai đó để phòng ngừa sự lây lan các bệnh truyền nhiễm. Những người cố tình bỏ trốn khỏi các cơ sở cách ly chiếu theo các quy định này thì sẽ bị khép phạm tội”.

Nói đến công tác chống dịch COVID-19 phải kể đến Hàn Quốc. Là một trong những quốc gia chịu dịch nặng nề nhất bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc, với 7.869 trường hợp nhiễm bệnh trong đó 66 người chết, nước này cũng có tỷ lệ mắc bệnh tương đối giảm chỉ với 114 trường hợp mới mắc corona virus và 6 người tử vong từ ngày 12/3/2020, so với đợt dịch vào ngày 29/2/2020 với 909 người nhiễm. Cho đến nay, hơn 200.000 gạc mũi và họng đã được sử dụng ở Hàn Quốc. PGS.Caroline Buckee nhấn mạnh: “Hàn Quốc đã triển khai các biện pháp giám sát rất nhanh chóng, bao gồm cả giám sát ai đó có các triệu chứng nhẹ, biện pháp tầm soát dịch bệnh cũng áp dụng cả với tài xế. Chiến lược này không chỉ bắt giữ những người không có triệu chứng rõ ràng hoặc bệnh nhẹ, mà còn thay đổi luôn hành vi của dân chúng, khiến họ cảnh giác hơn về bệnh, và khiến họ có trách nhiệm hơn đối với cộng đồng”.

Còn PGS. Michael Mina, tại Trung tâm động lực học truyền nhiễm tại Harvard, cho rằng: Hàn Quốc đã bắt người dân phải thay đổi hành vi và nó có được là nhờ kết quả một cuộc thử nghiệm lớn và đã cho thấy lợi ích phi thường của việc cắt giảm dịch bệnh.


Văn Chương
Ý kiến của bạn