Thế giới có khoảng 60 triệu triệu phú, Mỹ đứng đầu về số người siêu giàu

17-08-2023 11:59 | Quốc tế

SKĐS - Thế giới hiện có khoảng 60 triệu triệu phú. Mỹ dẫn đầu thế giới với 120.000 người siêu giàu, theo sau là Trung Quốc.

Tỷ phú Elon Musk lại trở thành người giàu nhất thế giớiTỷ phú Elon Musk lại trở thành người giàu nhất thế giới

SKĐS - Năm nay, tỷ phú Elon Musk giành lại vị trí người giàu nhất thế giới, với tài sản ròng ước tính 192 tỷ USD.

Số lượng triệu phú ở nhiều quốc gia đã giảm chủ yếu do thua lỗ trên thị trường chứng khoán và trái phiếu. Tuy nhiên, 1% số người giàu nhất thế giới vẫn nắm giữ 44,5% tổng tài sản toàn cầu.

Theo số liệu mới nhất, tổng tài sản hộ gia đình trên thế giới năm 2022 đã lần đầu tiên giảm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Tổng tài sản tư nhân trên thế giới đã giảm 2,4% còn 454,4 nghìn tỷ USD, theo báo cáo tài sản toàn cầu hàng năm của hai ngân hàng Thụy Sĩ Credit Suisse và UBS. Nguyên nhân chủ yếu là do thua lỗ trên thị trường chứng khoán, trái phiếu cũng như thị trường vốn.

Tuy nhiên, một tín hiệu lạc quan là mức độ giàu có trung bình toàn cầu (nghĩa là mức tài sản của mỗi người) thực sự đã tăng 3% vào năm 2022.

Thế giới có khoảng 60 triệu triệu phú, Mỹ đứng đầu về số người siêu giàu - Ảnh 2.

Số lượng người siêu giàu trên thế giới giảm, trong khi tài sản trung bình của mỗi người trên toàn cầu tăng thêm một chút, thu hẹp bớt khoảng cách giàu nghèo.

Các chuyên gia tài chính ví von, sự biến mất của một số triệu phú giống như "sự chuyển nhượng tài sản", thu hẹp bớt khoảng cách giàu nghèo, khi tài sản của một người bình thường đã được cải thiện hơn một chút.

Tổng số triệu phú toàn cầu trong năm 2022 theo báo cáo mới nhất là 60 triệu người, giảm 3,5 triệu so với năm 2021.

Một số quốc gia tụt giảm số lượng triệu phú nhiều hơn các quốc gia khác. Riêng Mỹ đã mất đi 1,8 triệu phú so với năm trước đó.

Mặc dù vậy, Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới về số lượng người siêu giàu. Mỹ có hơn 120.000 người siêu giàu. Trong khi đó, Trung Quốc ở vị trí thứ hai với 33.000 người siêu giàu.

Sự gia tăng tài sản cho tầng lớp trung lưu và hao hụt tài sản ở tầng lớp thượng lưu trên cùng đã cải thiện chút ít khoảng cách giàu nghèo. 1% số người giàu nhất thế giới trong năm 2021 nắm giữ tới 45,6% tổng tài sản toàn cầu, tới năm 2022, giảm xuống chút ít còn 44,5%.

Theo dự báo của Credit Suisse, tài sản toàn cầu sẽ tăng 38% trong vòng 5 năm tới, đạt 629 nghìn tỷ USD vào năm 2027. Sự gia tăng tài sản toàn cầu chủ yếu là do tăng trưởng từ các quốc gia có thu nhập trung bình.

Tài sản trung bình của một người trưởng thành trên thế giới hiện nay là 84.718 USD và được dự đoán sẽ tăng lên 110.270 USD vào năm 2027.

Mời độc giả xem thêm video đang được quan tâm:

Vụ bắt cóc bé trai đòi 15 tỷ ở Long Biên- Khoảnh khắc sinh tử trong giao dịch chuộc con


LiLy
(theo CNN)
Ý kiến của bạn