Những hệ luỵ kinh hoàng do trầm cảm sau sinh gây ra
Tờ Dailymail số ra đầu tháng 9/2016 đăng tải vụ án mạng kinh hoàng diễn ra tại Anh, một người mẹ có học đã dìm chết 5 đứa con đẻ của chính mình trong lúc mê muội mắc bệnh. Kẻ giết người vừa là thủ phạm, lại vừa là nạn nhân, đó là Andrea Yates (53 tuổi), con gái út của một gia đình di cư từ Đức sang cư trú tại bang Texas Mỹ. Theo hồ sơ của tòa, Andrea là phụ nữ hiền lành, ít nói, học giỏi, từng đoạt danh hiệu thủ khoa của học Đại học Texas. Chưa dừng ở đây, Andrea còn là VĐV bơi lội, từng được trao giả quốc gia về môn bơi nữ toàn quốc.
Nơi an nghỉ cuối cùng của 5 đứa trẻ xấu số do chính người mẹ sát hại
Sau khi tốt nghiệp đại học Đại học Texas, và làm việc cho trung tâm nghiên cứu bệnh ung thư M.D. Anderson, năm 1993, Andrea lập gia đình và có cuộc sống hạnh phúc với 5 đứa con kháu khỉnh. Andrea bắt đầu mắc bệnh trầm cảm sau khi sinh đứa con thứ 4. Từ đây, mọi thú vui thể thao bắt đầu dừng lại. Mọi việc trở nên tồi tệ khi người chồng Rusty bắt gặp vợ cắn nát các ngón tay với ý định tự tử hồi năm 1999. Andrea Yates phải nhập viện để chữa bệnh trầm cảm, nhưng do Andrea từ chối uống thuốc nên bệnh tình thêm nặng hơn. Mặc dù bệnh trọng nhưng năm 2000, Andrea lại mang thai đứa thứ 5, điều này khiến việc dùng thuốc khó khăn hơn. Sau khi sinh con, sức khoẻ Andrea càng suy sụp mạnh, từ chối ăn uống, tự hành xác mình và không cho con bú.
Tai họa ập đến vào một sáng tháng 6/2001, khi chồng đi làm, chỉ trong vòng một giờ đồng hồ vắng người ngay sau bữa ăn sáng, Andrea đã lần lượt dìm chết 5 đứa con của mình, từ đứa nhỏ nhất cho đến đứa lớn nhất. Xong việc, Andrea thản nhiên xếp gọn xác 5 đứa con, gọi điện báo cho cảnh sát và cho chồng. Đầu năm 2006, tòa án Texas đã tuyên án nhưng Andrea lại vô tội vì mắc bệnh tâm thần nặng, nhưng phải vào viện tâm thần ở Kerville để sống nốt những năm tháng cuối đời.
Andrea Yates cùng 5 đứa con đã bị chính người mẹ này giết hại
Vụ án mạng thương tâm khác liên quan đến trầm cảm sau sinh là trường hợp của một một gia đình Tây Ban Nha. Người phụ nữ tên là Caridad Perez Friman, 31 tuổi đã cùng người tình John Shannon ở thị trấn Estepona (TBN) tới Gibraltar thuộc Anh để nghỉ dưỡng. Tháng 3/2015, cảnh sát phát hiện Perez Friman tử vong bên cạnh chồng cùng hai đứa con nhỏ. Theo hồ sơ của cảnh sát, Perez Friman đã đâm bạn tình cùng các con trước khi cắt cổ tay tự tử. Rất có thể người đàn ông ấy này đã thiệt mạng trong khi ngăn cản những đứa trẻ khỏi bị giết. Cũng theo cảnh sát, người đàn bà này có 4 người con, nhưng khi đi nghỉ dưỡng chỉ mang theo hai, nên hai đứa con còn lại may mắn sống sót.
Trầm cảm sau sinh đứng trên góc nhìn y học
Theo trang tin Mayoclinic.org của chính phủ Mỹ, sự ra đời của một đứa trẻ có thể tạo ra sự xáo trộn mãnh liệt về cảm xúc, từ phấn khích vui vẻ cho đến lo lắng sợ hãi, và cả tai họa chưa lường hết. Trầm cảm sau sinh (Postpartum depression hay PPD), là căn bệnh bao gồm hàng loạt những biểu hiện suy giảm tinh thần lẫn thể chất diễn ra ở một số sản phụ sau khi vượt cạn xong. Triệu chứng rất đa dạng, xuất hiện vài ngày tới vài tuần, không chỉ ở đứa con đầu, mà ở bất kỳ mọi lần sinh. Mức độ không đồng nhất, từ nhẹ, trung bình cho đến trầm trọng, làm cho người trong cuộc chỉ muốn quyên sinh hoặc có những hành động vô ý thức chết chết chính con đẻ lẫn người thân của mình.
Nguyên nhân của trầm cảm sau sinh chứa đựng rất nhiều bí ẩn, y học vẫn chưa hiểu hết, nên hiệu quả điều trị còn hạn chế. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do thay đổi nội tiết tố, nhất là hoóc-môn estrogen và progesterone trong thời gian mang thai tác động lên hệ thần kinh trung ương. Riêng estrogen trong thời gian thai kỳ có thể tăng vọt gấp vài trăm lần so với mức bình thường. Chưa hết, giai đoạn sau sinh, cơ thể phụ nữ còn có nhiều thay đổi khác như lưu lượng máu, huyết áp, hệ miễn dịch và chuyển hóa cũng theo đổi bất thường kéo theo mệt mỏi và làm cho cảm xúc biến thiên chưa kể yếu tố di truyền.
Hiện trường vụ án 4 người chết tại Gibraltar do Perez Friman gây ra
Biểu hiện phổ biến của trầm cảm sau sinh như suy nhược cơ thể, dằn vặt đau khổ kèm cảm giác bồn chồn lo lắng, đau đớn mà không có nguyên nhân rõ ràng như đau đầu, đau lưng, đau ngực... Người trong cuộc có biểu hiện thu mình, sống khép kín, căng thẳng, cảm giác bị ám ảnh, thiếu tập trung, rối loạn giấc ngủ, suy giảm sức lực, mất hứng thú tình dục, thậm chí có người còn cảm thấy vô dụng hay tội lỗi. Ở thể nặng, PPD còn ảnh hưởng trực tiếp đến cả gia đình. Người mẹ rơi vào trạng thái rối loạn tư duy và hành vi, không quan tâm tới con cái, hành hạ con con cái, thậm chí còn “truy sát”cả nhà như hai trường hợp nói trên. Những đứa trẻ có mẹ bị trầm cảm sau sinh thường có hành vi bất thường, chậm phát triển nhận thức, gặp các rắc rối về vấn đề xã hội, khó khăn trong các mối quan hệ giao tiếp học hành, có lòng tự tin thấp, dễ lo âu và sợ hãi, bị động và có nhiều nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, tự kỷ cao khi trưởng thành.
Bệnh trầm cảm sau sinh có chữa khỏi?
Theo các chuyên gia ở Mayo Clinic, PPD được điều trị bằng liệu pháp tâm lý (còn gọi là liệu pháp nói chuyện hoặc tư vấn sức khoẻ tâm thần), dùng thuốc hoặc kết hợp cả hai. Về tâm lý trị liệu, người bệnh có thể nói cho chuyên gia tâm lý biết bệnh của mình để tìm ra những giải pháp tối ưu. Đôi khi việc chăm sóc của gia đình hoặc mối quan hệ xã hội tốt sẽ giúp người trong cuộc nhanh chóng bình phục. Bác sĩ có thể kê đơn dùng thuốc chống trầm cảm. Nếu đang cho con bú, bất kỳ loại thuốc sử dụng đều đi vào sữa mẹ. Tuy nhiên, một số thuốc chống trầm cảm có thể sử dụng được trong giai đoạn cho con bú mà ít để lại phản ứng phụ, nhưng trước khi dùng thuốc nên tư vấn kỹ bác sĩ. Nếu điều trị thích hợp, trầm cảm sau khi sinh thường biến mất trong vòng sáu tháng. Trong một số trường hợp bệnh có thể kéo dài hơn và trở thành trầm cảm mãn tính. Điều quan trọng là tiếp tục điều trị ngay cả khi sức khỏe đã được cải thiện, nếu ngừng điều trị quá sớm hoặc ngưng đột ngột có thể dẫn đến tái phát.
Trường hợp rối loạn tâm thần sau sinh đòi hỏi phải điều trị ngay, thường là trong bệnh viện. Điều trị bao gồm dùng thuốc kết hợp, như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần và thuốc ổn định tâm trạng để kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng. Liệu pháp trị liệu bằng điện (ECT) dùng cho trường hợp nặng mà thuốc không phát huy tác dụng. Trong liệu pháp ECT, một lượng nhỏ dòng điện được đưa vào não để tạo ra các sóng não tương tự như khi lên cơn. Những thay đổi hóa học gây ra bởi dòng điện có thể làm giảm các triệu chứng rối loạn tâm thần và trầm cảm, đặc biệt là khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả như mong muốn. Điều trị rối loạn tâm thần sau sinh có thể ảnh hưởng đến việc bài tiết sữa vì vậy một số loại thuốc dùng để điều trị chứng loạn dưỡng sau sinh không được khuyến cáo cho những phụ nữ đang cho con bú.
Bên cạnh việc dùng thuốc thì điều quan trọng là duy trì chế độ dinh dưỡng tốt, ăn uống cân bằng, khoa học và đủ chất, ăn nhiều hoa quả, trái cây, tránh thức khuya… Để phòng bệnh, người phụ nữ nên được động viên, gần gũi và chia sẻ về quá trình chuyển dạ và chăm sóc bé sau sinh. Nếu có tiền sử trầm cảm, đặc biệt là chứng trầm cảm sau sinh thì trước khi mang thai nên tư vấn bác sĩ, bác sĩ có thể đề khuyến cáo điều trị chống trầm cảm hoặc trị liệu tâm lý ngay sau khi sinh để mang lại hiệu quả tốt hơn.