Hà Nội

Thấy gì sau hàng loạt vụ cướp ngân hàng?

21-11-2022 19:47 | Thời sự
google news

SKĐS - Trong khi vụ cướp ngân hàng hết sức táo tợn xảy ra tại tỉnh Thái Nguyên (ngày 14/11) còn chưa lắng xuống thì một vụ cướp khác cũng manh động không kém lại xảy ra ngay ngày hôm sau tại tỉnh Đồng Tháp khiến dư luận hoang mang.

Kế hoạch táo tợn của đối tượng mang súng giả đi cướp ngân hàngKế hoạch táo tợn của đối tượng mang súng giả đi cướp ngân hàng

SKĐS - Sau khi đến cửa hàng tạp hoá mua 1 khẩu súng lục đồ chơi và 1 đôi găng tay len, một bộ áo mưa màu đen, đối tượng đã tháo biển số xe máy và đi đến ngân hàng để thực hiện vụ cướp.

Công an TP. Sa Đéc, Đồng Tháp đang lấy lời khai nghi phạm và điều tra làm rõ vụ cướp ngân hàng xảy ra tại một Phòng giao dịch trên địa bàn.

Qua điều tra ban đầu, do có vay tiền của một công ty tài chính từ năm 2018 đến nay tổng cộng 50 triệu đồng nên chiều 15/11, Trần Thanh Luân (25 tuổi, trú xã Tân Khánh Đông, TP. Sa Đéc) đã lên mạng xã hội đặt mua một hộp quẹt có hình cây súng và một số đồ dùng khác để tự chế tạo vật có hình thù giống như bom để cướp ngân hàng.

Sau khi yêu cầu nhân viên ngân hàng gom tiền đầy bao (khoảng 1,7 tỷ đồng), Luân bỏ chạy ra bên ngoài thì bị bảo vệ khống chế và bàn giao cho cảnh sát.

Thấy gì sau hàng loạt vụ cướp ngân hàng? - Ảnh 2.

Đối tượng Trần Thanh Luân bị lực lượng chức năng bắt giữ. Ảnh: Công an tỉnh Đồng Tháp

Cũng trong ngày 15/11, các đơn vị chức năng của Công an tỉnh Thái Nguyên đã bắt giữ Phạm Đức Anh (SN 1989, trú tại xã Thượng Đình, huyện Phú Bình) khi đối tượng đang lẩn trốn tại nhà riêng.

Trước đó, chiều 14/11, Đức Anh bịt kín mặt, sử dụng súng giả xông vào Phòng giao dịch một chi nhánh Ngân hàng tại thành phố Sông Công uy hiếp nhân viên và cướp đi số tiền khoảng 700 triệu đồng.

Theo công an, động cơ gây án của Phạm Đức Anh là để trả nợ. Trước đó, đối tượng chơi cờ bạc và phải cầm cố ô tô của gia đình.

Thấy gì sau hàng loạt vụ cướp ngân hàng? - Ảnh 3.

Phạm Đức Anh bị bắt giữ sau 12 giờ cướp ngân hàng. Ảnh: Công an tỉnh Thái Nguyên

Dưới góc nhìn pháp lý, luật sư Quách Thành Lực (Giám đốc Công ty luật Pháp trị) phân tích: Theo quy định tại Điều 168 Bộ luật Hình sự về tội Cướp tài sản, người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm.

Theo luật sư Lực, trước đây tội cướp tài sản có hình phạt cao nhất là tử hình. Tuy nhiên khi sửa đổi Bộ luật Hình sự thì Bộ luật Hình sự 2015 đã bỏ hình phạt tử hình ở tội danh này nên hình phạt cao được pháp luật quy định hiện nay là tù chung thân nếu chiếm đoạt tài sản từ 500.000.000 đồng trở lên.

Giám đốc Công ty luật Pháp trị cho biết, các vụ cướp ngân hàng luôn được xác định là trọng án nên việc điều tra, truy bắt các đối tượng thường được triển khai nhanh chóng, kịp thời. Thời gian gần đây do các vụ cướp ngân hàng diễn ra nhiều, mạnh động và táo tợn. Một phần nguyên nhân có thể do ngân hàng là nơi tập trung lượng tiền mặt lớn nhưng việc bố trị nhân sự bảo vệ, duy trì an ninh rất sơ sài, thiếu được coi trọng. Hoặc có nhân sự bảo vệ những chỉ là những người làm bán thời gian, không được đào tạo về trình độ nghiệp vụ xứng đáng với trọng trách được giao phó. Nếu công tác bảo vệ tốt có thể đã phòng ngừa, loại bỏ được rất nhiều ý định cướp ngân hàng của các đối tượng.

Thấy gì sau hàng loạt vụ cướp ngân hàng? - Ảnh 4.

Luật sư Quách Thành Lực (Giám đốc Công ty luật Pháp trị).

Từ những vụ cướp ngân hàng đã xảy ra, luật sư Quách Thành Lực nhận định, xuất phát từ việc chơi bời, bài bạc, do thiếu sự quản lý, giáo dục từ gia đình nên một số thanh niên đã đưa chân vào con đường phạm tội. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng, ảnh hưởng của phim ảnh bạo lực, trò chơi điện tử… cũng dẫn đến gia tăng tội phạm hình sự nói chung và những vụ cướp ngân hàng nói riêng.

"Các đối tượng cướp tài sản thường là các đối tượng lười lao động, không muốn làm việc nhưng lại muốn cướp đoạt thành quả lao động của người khác. Nạn nhân trong vụ cướp tài sản thường hoang mang, hoảng sợ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, tâm lý, sức khỏe, gây hoang mang trong dư luận. Bởi vậy đối tượng thực hiện hành vi cướp tài sản thường sẽ bị xã hội lên án mạnh mẽ và sẽ phải chịu chế tài nghiêm khắc của pháp luật", vị chuyên gia pháp lý nhấn mạnh.

Qua các vụ cướp ngân hàng xảy ra gần đây, lãnh đạo Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an khuyến cáo các điểm giao dịch của ngân hàng cần đầu tư hệ thống an ninh bảo đảm, đầy đủ, hiện đại. Lực lượng bảo vệ phải đủ số lượng, có sức khỏe và phản ứng nhanh nhạy. Đặc biệt, các ngân hàng nên thường xuyên tập huấn cho nhân viên kỹ năng nhận định, ứng phó với tình huống bị cướp.

Hiện nay, Bộ Công an đã giao lực lượng của Cục Cảnh sát hình sự và công an các địa phương tăng cường những phương án phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm cướp tài sản, nhất là cướp tại các điểm giao dịch của ngân hàng, nơi kinh doanh vàng bạc đá quý, siêu thị tiện ích.

Ngoài ra, Cục Cảnh sát hình sự cũng phối hợp với các cơ quan khác tập trung kiểm soát không gian mạng, phát hiện và xử lý các nhóm lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Cảnh sát kể lại hành trình truy bắt đối tượng mang súng giả đi cướp ngân hàngCảnh sát kể lại hành trình truy bắt đối tượng mang súng giả đi cướp ngân hàng

SKĐS - Sau vài giờ xảy ra vụ cướp ngân hàng, lực lượng chức năng đã rà soát, dựng nhân thân 97 đối tượng nghi vấn để xác minh.


Thảo Phượng
Ý kiến của bạn