Chế độ dinh dưỡng cho người bị gout
Bệnh gout là một tình trạng viêm của khớp gây ra bởi sự tăng acid uric trong máu. Các tinh thể muối urat natri tích tụ trong khớp gây sưng, viêm và đau dữ dội. Bệnh gout có thể được kiểm soát bằng thuốc, chế độ ăn uống phù hợp và thay đổi lối sống.
Chế độ dinh dưỡng của người bị gout khá quan trọng vì nó không chỉ cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể mà còn mang nhiều ý nghĩa quan trọng với bệnh nhân gout như:
- Duy trì lượng acid uric ở ngưỡng trung bình.
- Hạn chế các cơn gout cấp tái phát.
- Làm chậm tiến triển bệnh, giảm nguy cơ gout mạn tính.
- Nâng cao hiệu quả điều trị gout.
- Phòng ngừa biến chứng nguy hiểm do gout mạn tính gây ra.
Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh gout
- Thực phẩm người mắc bệnh gout nên ăn:
Các thực phẩm chứa dưới 50% purin như thịt lợn nạc, lườn gà, trứng, sữa ít béo… (chỉ nên chiếm 10% protein tổng giá trị bữa ăn).
Tăng cường các loại thực phẩm thảo dược có chức năng đào thải axit uric trong máu ra ngoài như cherry, dâu tây, cải bẹ xanh, cam, lá sake.
Thực phẩm người mắc bệnh gout nên hạn chế ăn:
Người mắc bệnh gout hạn chế ăn thịt, tôm, cá. Đối với người cân nặng dưới 50kg được ăn 100g; Đối với người ≥ 60kg ăn không quá 150g. Thức ăn và đồ uống có nhiều purin sẽ tăng nguy cơ bị cơn gout cấp, do đó nên tránh xa những loại thực phẩm: thịt đỏ, thịt cừu và thịt lợn; Nội tạng, phủ tạng như gan, thận, óc, lòng…; Hải sản, đặc biệt là động vật có vỏ như tôm, trai, cá cơm và cá mòi.
Có một số loại rau không tốt cho người bị bệnh gout đó là nấm, măng tây, rau bina,… Không nên ăn các loại thực phẩm lên men, quả chua vì chúng sẽ khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao; Nên hạn chế chất béo trong chế độ ăn một cách tối đa; Không nên ăn các loại gia vị mang tính cay nóng, sinh nhiệt như hạt tiêu, quả ớt.
- Các thực phẩm chất béo nên sử dụng:
Tinh bột và thực phẩm giàu carbohydrate là loại thực phẩm quan trọng đối với người bệnh gout, bởi nó chứa một lượng purin an toàn. Chúng có chức năng làm giảm và hòa tan acid uric trong nước tiểu. Vì vậy, tinh bột thường được khuyến cáo sử dụng là: mì, phở, bún, khoai, bánh mì, ngũ cốc, gạo…
- Khi chế biến nên ưu tiên các món hấp, luộc, hạn chế tối đa các món ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ.
Không uống bia rượu.
Ngoài chế độ ăn uống, có một số thay đổi lối sống có thể giúp người bị bệnh gout giảm nguy cơ mắc bệnh gout và các cơn đau gout:
Thừa cân béo phì có thể dẫn đến kháng insulin, thúc đẩy nồng độ axit uric cao hơn. Do vậy, việc giảm cân ở những người bị gout là rất cần thiết. Tuy nhiên, cần tránh giảm cân một cách đột ngột vì nó làm tăng nguy cơ tái phát cơn gout.
Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức chịu đựng mà còn giúp ngăn ngừa các cơn gout. Hoạt động thể chất giúp duy trì cân nặng hợp lý và giữ cho axit uric ở mức thấp.
Nước giúp cơ thể loại bỏ axit uric dư thừa bằng cách tăng thải ra ngoài theo đường nước tiểu, nhờ đó ngăn ngừa các cơn gout. Mỗi ngày nên uống ít nhất 2 lít nước và uống nhiều nước hơn sau khi vận động nhiều.
Có một số nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung vitamin C có thể giúp ngăn ngừa các cuộc tấn công bệnh gout bằng cách giảm nồng độ axit uric. Tuy nhiên cần nhiều nghiên cứu hơn để có thể đưa ra kết luận chính xác.
Một chế độ ăn uống tốt nhất cho bệnh gout có thể giúp làm giảm các triệu chứng gout và ngăn ngừa các cơn gout cấp tính. Thực phẩm và đồ uống thường gây ra cơn gout bao gồm thịt nội tạng, một số loại cá, nước hoa quả, nước ngọt có đường và rượu bia... Mặt khác, trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ đậu nành và các sản phẩm từ sữa ít béo có thể giúp ngăn ngừa các cơn gout bằng cách giảm nồng độ axit uric.