Hà Nội

Thay đổi chiến lược trong điều trị tứ chứng Fallot

19-05-2012 16:17 | Tin nóng y tế
google news

Tứ chứng Fallot là bệnh tim bẩm sinh thường gặp nhất, có tỷ lệ biến chứng và tử vong cao nếu không được điều trị. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của y học và trình độ chuyên môn của bác sĩ tim mạch, hiện nay,

(SKDS) - Tứ chứng Fallot là bệnh tim bẩm sinh thường gặp nhất, có tỷ lệ biến chứng và tử vong cao nếu không được điều trị. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của y học và trình độ chuyên môn của bác sĩ tim mạch, hiện nay, bệnh có thể được chữa khỏi bằng phẫu thuật triệt để. Khi thực hiện phẫu thuật triệt để tứ chứng Fallot, các bác sĩ sẽ tiến hành đóng lỗ thông liên thất và mở rộng đường ra thất phải bằng hai phương pháp có hoặc không mở thất phải. Tại Bệnh viện Tim Hà Nội, cả hai phương pháp này đều được thực hiện đồng thời nhưng trong quá trình thực hiện, phương pháp không mở thất phải tỏ ra có ưu điểm hơn nên số lượng bệnh nhân được mổ bằng phương pháp có mở thất phải giảm dần.
 
Nghiên cứu của BS. Nguyễn Sinh Hiền, BS. Nguyễn Văn Mão - Bệnh viện Tim Hà Nội trên 212 bệnh nhân bị tứ chứng Fallot hẹp động mạch phổi được chỉ định phẫu thuật bằng cả hai phương pháp và có sự so sánh cho thấy, khi được thực hiện không mở thất phải, người bệnh phải chịu ít rủi ro hơn, tỷ lệ tử vong cũng như tỷ lệ biến chứng và phải mổ lại giảm nhiều. Đặc biệt, trong quá trình phẫu thuật, các bệnh nhân được sử dụng dung dịch liệt tim máu ấm và không hạ thân nhiệt (trước đây, dùng dung dịch tinh thể lạnh kết hợp hạ thân nhiệt) đã giúp cho người bệnh hạn chế được tác hại của quá trình tuần hoàn ngoài cơ thể, hạn chế rối loạn đông máu và lượng máu truyền, tiết kiệm chi phí và nâng cao tính an toàn khi phẫu thuật.     

       K. Hoàng


Ý kiến của bạn