Thắt chặt hơn nữa phối hợp giữa Bộ Y tế và Bộ KHCN trong nghiên cứu, ứng dụng về y tế

30-11-2023 22:51 | Y tế

SKĐS - Chiều 30/11, tại trụ sở Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan và Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Huỳnh Thành Đạt đã đồng chủ trì buổi làm việc giữa 2 bộ nhằm tăng cường phối hợp trong công tác quản lý khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo lĩnh vực y tế.

Ngành y làm chủ nhiều kỹ thuật cao trong khám chữa bệnh, sản xuất vaccine, sinh phẩm

Cùng dự buổi làm việc về phía Bộ Y tế có Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương, lãnh đạo các vụ/cục/Văn phòng Bộ/bệnh viện/viện/trường và các nhà khoa học, chuyên gia ngành y tế. Về phía Bộ Khoa học Công nghệ có Thứ trưởng Trần Hồng Thái và lãnh đạo các vụ/cục/Văn phòng Bộ/viện liên quan.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, các nhà khoa học trong lĩnh vực khoa học sức khỏe, các y bác sĩ trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học trong chẩn đoán, điều trị, sản xuất vaccine, thuốc, dược liệu.

Thắt chặt hơn nữa phối hợp giữa Bộ Y tế và Bộ KHCN trong nghiên cứu, ứng dụng về y tế
- Ảnh 1.

Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan và Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Huỳnh Thành Đạt đồng chủ trì buổi làm việc giữa 2 bộ.

Trong chẩn đoán và điều trị, về cơ bản đã tiếp thu, làm chủ và triển khai đạt kết quả tương đương với các nước tiên tiến trên thế giới trong nhiều chuyên khoa, được ghi nhận qua các giải thưởng lớn trong nước, như các cụm công trình đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh.

"Việc nghiên cứu sản xuất vaccine trong nước bảo đảm cung ứng cho chương trình tiêm chủng mở rộng với 11/12 loại vaccine, góp phần bảo đảm an ninh vaccine quốc gia. Hệ thống quản lý thử nghiệm lâm sàng được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận; làm chủ được các công nghệ và kỹ thuật tiên tiến trong dự phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, các bệnh mới phát sinh"- Bộ trưởng Đào Hồng Lan nói.

Thắt chặt hơn nữa phối hợp giữa Bộ Y tế và Bộ KHCN trong nghiên cứu, ứng dụng về y tế
- Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu tại buổi làm việc.

Cùng đó ngành y tế đã tiếp nhận và làm chủ được một số công nghệ nghiên cứu sản xuất các loại thuốc chữa bệnh có bản chất là protein và enzyme; phát hiện và ứng dụng các chỉ thị sinh học liên quan đến các bệnh ung thư và bệnh di truyền; đạt được một số kết quả ứng dụng công nghệ tế bào trong bảo tồn và phát triển các nguồn dược liệu quý hiếm.

Báo cáo của Bộ Y tế tại buổi làm việc do Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo Nguyễn Ngô Quang trình bày cho biết thêm: Việt Nam đã làm chủ được các kỹ thuật tiên tiến trong ghép tạng (đến nay đã làm chủ công nghệ ghép và ghép được 6/6 tạng chủ yếu), can thiệp tim mạch, ung thư, hồi sức cấp cứu, mổ nội soi, kỹ thuật sinh học phân tử, y học hạt nhân, trị liệu tế bào,…với chi phí giảm từ 1/2- 1/3 so với ở nước ngoài.

Việt Nam đã bước đầu làm chủ công nghệ chế tạo sản phẩm công nghệ cao như máy siêu âm, X-quang, laze, sản xuất stent sử dụng trong tim mạch, thủy tinh thể trong nhãn khoa. 

Việc chuyển giao và ứng dụng thành công trong sản xuất máy thở phục vụ bệnh nhân COVID-19 khẳng định Việt Nam hoàn toàn làm chủ công nghệ tiên tiến trong nghiên cứu sản xuất một số trang thiết bị y tế công nghệ cao.

Thắt chặt hơn nữa phối hợp giữa Bộ Y tế và Bộ KHCN trong nghiên cứu, ứng dụng về y tế
- Ảnh 3.

Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại buổi làm việc.

Việt Nam đã xây dựng các Tiêu chuẩn quốc gia, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các lĩnh vực: Dược, Dược liệu, Vắc xin sinh phẩm y tế, An toàn Thực phẩm và Môi trường Y tế (đã ban hành 5 Bộ Dược điển Việt Nam (2.949 TCVN); 71 TCVN về phương pháp kiểm nghiệm an toàn thực phẩm; 289 TCVN về thiết bị y tế; 87 QCVN về môi trường y tế).

Theo TS Nguyễn Ngô Quang, các nghiên cứu lĩnh vực trong chính sách y tế đã cung cấp số liệu, bằng chứng khoa học phục vụ đánh giá kết quả, hiệu quả các chủ trương, chính sách y tế đã thực hiện; làm cơ sở cho việc điều chỉnh, bổ sung, xây dựng chính sách, văn bản quy phạm pháp luật; góp phần quan trọng vào xây dựng và ban hành, đánh giá các chính sách về dự phòng bệnh dịch, giảm tải bệnh viện, vệ sinh an toàn thực phẩm, kinh tế y tế, bảo hiểm y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình.

Thêm nhiều hướng đi mới trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ về y tế

Tại buổi làm việc, người đứng đầu ngành y tế cũng thẳng thắn cho rằng, bên cạnh các kết quả đạt được, trong công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ của ngành y tế vẫn còn tập trung tại tuyến trung ương, tuyến cơ sở còn hạn chế, chưa đáp ứng được mong mỏi của người dân, chưa phát huy hết khả năng của ngành; nhiều nghiên cứu còn mang tính nhỏ lẻ...

Thắt chặt hơn nữa phối hợp giữa Bộ Y tế và Bộ KHCN trong nghiên cứu, ứng dụng về y tế
- Ảnh 4.
Thắt chặt hơn nữa phối hợp giữa Bộ Y tế và Bộ KHCN trong nghiên cứu, ứng dụng về y tế
- Ảnh 5.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương và Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Trần Hồng Thái phát biểu tại buổi làm việc.

"Do đó cần có sự đầu tư, cố gắng nhiều hơn để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. Bộ Y tế mong muốn Bộ Khoa học Công nghệ tiếp tục đồng hành, phối hợp với Bộ trong xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến khoa học công nghệ cũng như trong xây dựng, triển khai các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực y tế " - Bộ trưởng Đào Hồng Lan nói.

Các định hướng phát triển khoa học công nghệ ngành y tế trong các chuyên ngành thời gian tới, TS Quang cho biết có những ưu tiên như: Làm chủ một số công nghệ thông tin chủ chốt: công nghệ giám sát sức khỏe, chẩn đoán hình ảnh y-sinh học, phần mềm, mô hình, dữ liệu.

Làm chủ công nghệ sinh học: y học cá thể hóa, công nghệ tế bào, công nghệ Omic (nghiên cứu gen và chức năng gen , nghiên cứu protein và chức năng protein, nghiên cứu hóa chỉ tế bào); ngân hàng sinh học; phát triển các sản phẩm phục vụ công tác dự phòng, ứng dụng công nghệ sinh học trong chẩn đoán sớm và điều trị chính xác, y học tái tạo và kỹ thuật tạo mô...

Thắt chặt hơn nữa phối hợp giữa Bộ Y tế và Bộ KHCN trong nghiên cứu, ứng dụng về y tế
- Ảnh 6.

TS Nguyễn Ngô Quang - Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo phát biểu tại buổi làm việc.

Làm chủ một số công nghệ tiên tiến, phát triển và ứng dụng trong phát hiện, giảm thiểu các nguy cơ phát sinh bệnh mới nổi, tái nổi và chẩn đoán, điều trị bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, bệnh mạn tính không lây. Ứng dụng và triển khai các công nghệ, kỹ thuật cao trong chẩn đoán bệnh ở người. Các quy trình, phác đồ mới để nâng cao khả năng chẩn đoán bệnh, tật ở người.

Ứng dụng và triển khai các kỹ thuật tiên tiến trong điều trị bệnh, tật ở người, ưu tiên các kỹ thuật ít xâm lấn. Ứng dụng thành công kỹ thuật tiên tiến để sản xuất thuốc, vaccine có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn các nước tiên tiến.

Cùng đó là phát triển các sản phẩm chất lượng cao từ dược liệu và bài thuốc Việt Nam thành thành phẩm. Các quy trình công nghệ và triển khai chiết xuất, điều chế bán thành phẩm, thành phẩm. Làm chủ kỹ thuật tiên tiến để sản xuất trang thiết bị y tế có chất lượng cao.

Thắt chặt hơn nữa phối hợp giữa Bộ Y tế và Bộ KHCN trong nghiên cứu, ứng dụng về y tế
- Ảnh 7.
Thắt chặt hơn nữa phối hợp giữa Bộ Y tế và Bộ KHCN trong nghiên cứu, ứng dụng về y tế
- Ảnh 8.
Thắt chặt hơn nữa phối hợp giữa Bộ Y tế và Bộ KHCN trong nghiên cứu, ứng dụng về y tế
- Ảnh 9.
Thắt chặt hơn nữa phối hợp giữa Bộ Y tế và Bộ KHCN trong nghiên cứu, ứng dụng về y tế
- Ảnh 10.
Thắt chặt hơn nữa phối hợp giữa Bộ Y tế và Bộ KHCN trong nghiên cứu, ứng dụng về y tế
- Ảnh 11.
Thắt chặt hơn nữa phối hợp giữa Bộ Y tế và Bộ KHCN trong nghiên cứu, ứng dụng về y tế
- Ảnh 12.

Các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế tham luận, trao đổi tại buổi làm việc.

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo (AI) trong chẩn đoán, điều trị, xét nghiệm, dược, vaccine, sinh phẩm, dược liệu, trang thiết bị y tế, khám chữa bệnh từ xa. Xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn chuyển giao công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo.

Tham luận tại buổi làm việc, các nhà khoa học bày tỏ mong được đầu tư cho các phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp độ 3. Hiện, 2/3 phòng xét nghiệm này thuộc hai Viện nghiên cứu của Bộ Y tế nhưng vừa qua, đầu tư duy trì và phát huy hiệu quả còn hạn chế.

Hiện Việt Nam chưa có phòng xét nghiệm sinh học cấp độ 4, là thiệt thòi cho nhà khoa học trong triển khai nghiên cứu đòi hỏi các điều kiện ngặt nghèo, trong khi y tế có nhiều lĩnh vực cần ng cứu như: dược, vaccine…

Cùng đó các đơn vị chuyên môn của 2 bộ đã trao đổi, giải đáp về một số nội dung còn vướng mắc liên quan đến nghiên cứu khoa học, công nghệ thuộc lĩnh vực y tế.

Thắt chặt hơn nữa phối hợp giữa Bộ Y tế và Bộ KHCN trong nghiên cứu, ứng dụng về y tế
- Ảnh 13.
Thắt chặt hơn nữa phối hợp giữa Bộ Y tế và Bộ KHCN trong nghiên cứu, ứng dụng về y tế
- Ảnh 14.
Thắt chặt hơn nữa phối hợp giữa Bộ Y tế và Bộ KHCN trong nghiên cứu, ứng dụng về y tế
- Ảnh 15.
Thắt chặt hơn nữa phối hợp giữa Bộ Y tế và Bộ KHCN trong nghiên cứu, ứng dụng về y tế
- Ảnh 16.
Thắt chặt hơn nữa phối hợp giữa Bộ Y tế và Bộ KHCN trong nghiên cứu, ứng dụng về y tế
- Ảnh 17.

Đại diện lãnh đạo các cục/vụ có liên quan của Bộ Khoa học Công nghệ trao đổi tại buổi làm việc.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Huỳnh Thành Đạt đánh giá cao các nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực y tế thời gian qua. Đội ngũ nhà khoa học, chuyên gia ngành y tế đã có nhiều ứng dụng khoa học công nghệ có tính ứng dụng cao, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân.

Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh: Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Y tế sẽ có các phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn trong tháo gỡ vướng mắc, cũng như đề xuất các cơ chế để phê duyệt, triển khai các nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực y tế; trong việc xây dựng thể chế, chính sách về khoa học công nghệ lĩnh vực y tế và các nội dung cần có ý kiến của hai bên...

Việt Nam sẽ tham gia tiêm thử nghiệm vaccine sốt xuất huyếtViệt Nam sẽ tham gia tiêm thử nghiệm vaccine sốt xuất huyết

SKĐS - GS.TS Nguyễn Văn Kính, Phó Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW cho biết, Việt Nam là một trong những quốc gia sẽ tham gia tiêm thử nghiệm vaccine sốt xuất huyết của Nhật Bản.

Thái Bình/ Ảnh: Trần Minh
Ý kiến của bạn