Trầm cảm là bệnh, cần được quan tâm và điều trị. Ở bệnh nhân trầm cảm nhẹ, bệnh nhân có thể chưa cần phải dùng đến thuốc và tình trạng không quá nguy hiểm. Nhưng trên hết, người bệnh cần nhận được điều trị sớm, tư vấn kịp thời, phù hợp bởi lẽ trầm cảm có thể tồi tệ hơn rất nhiều nếu không được điều trị.
Sau đây là một số bài thuốc hỗ trợ điều trị trầm cảm từ thảo mộc để bạn đọc tham khảo:
Trầm cảm, suy nhược tâm thần với biểu hiện tim đập nhanh khó thở, dùng bài: Đương quy, thục địa, toan tảo nhân, ngũ vị tử, thiên môn đông, mạch môn mỗi vị 1.560g; Hoàng liên, thủy xương bồ, nhân sâm, huyền sâm, phục linh, đan sâm, cát cánh, viễn chí, cam thảo mỗi vị 780g. Tán bột và làm thành viên 9g. Mỗi lần uống 1 viên, ngày 2 lần với nước ấm.
Vị thuốc đương quy hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể.
Suy nhược tâm thần, rối loạn giấc ngủ, dùng bài: Câu kỷ tử, bạch chỉ, toan táo nhân, mỗi vị 9g; đương quy, nhân sâm, bạch truật, phục linh, cam thảo, viễn chỉ, xà sàng, mỗi vị 6g. Sắc uống, chia 3 lần uống trong ngày.
Trầm cảm suy nhược tinh thần với các triệu chứng chóng mặt, mệt lả, mất trí nhớ, mất ngủ, dùng bài: Toan táo nhân 25g, đương quy, phục linh trắng, thục địa, câu kỷ tử, cúc hoa trắng mỗi vị 20g; Viễn chí, tục tùy tử, mạch môn, bạch truật mỗi vị 15g; Xuyên khung, nhân sâm, hoàng bá mỗi vị 10g. Sắc chia 2 lần uống trong ngày.
Biểu hiện trầm cảm, chữa suy nhược tâm thần với các triệu chứng mệt mỏi nhiều, dùng bài: Tục tùng tử 50g, đương quy, hoàng kỳ mỗi vị 25g; Toan táo nhân 20g, bạch thược, bạch truật, phục linh mỗi vị 5g. Sắc chia 2 lần uống trong ngày.
Biểu hiện trầm cảm với các triệu chứng mất ngủ, chóng mặt, nhức đầu, dùng bài thuốc sau: Toan táo nhân 100g, đương quy, mạch môn, câu kỷ tử, thục địa mỗi vị 50g; Phục linh, hạt sen, huyền sâm, ngũ vị tử mỗi vị 25g; Viễn chí, nhân sâm, địa liền mỗi vị 20g. Tán bột, trộn với mật ong làm thành viên hoàn mỗi viên 15g. Mỗi lần uống 1 viên, ngày 2 lần, với nước ấm.
Được coi là khỏi bệnh khi người bệnh hồi phục, tình trạng trở lại bình thường, ăn ngủ bình thường, giao tiếp tích cực, đồng thời cần duy trì thực hiện một số thói quen tốt sau đây:
Rèn luyện giấc ngủ: Một giấc ngủ ngon và đủ giấc sẽ làm cho tinh thần sảng khoái, giảm bớt căng thẳng, lo âu. Vì vậy, cần lưu ý về giờ giấc ngủ của mình một cách khoa học, hợp lý như đi ngủ và thức dậy đúng giờ, kể cả những ngày nghỉ. Ngoài ra, chúng ta nên hạn chế sử dụng những thiết bị công nghệ như điện thoại di động, máy nghe nhạc, tivi trong phòng ngủ vì những thiết bị này có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Luyện tập thể dục thể thao: Tập luyện giúp người bệnh giải phóng năng lượng, giảm những suy nghĩ tiêu cực, lo lắng. Bất cứ môn thể thao nào cũng đều tốt cho bệnh nhân mắc bệnh lý trầm cảm, tuy nhiên, nên chọn những môn thể thao có cường độ tập luyện nhẹ nhàng.
Giao tiếp xã hội: Việc gặp gỡ bạn bè thường xuyên giúp người bệnh giảm căng thẳng, chia sẻ những gánh nặng về tâm lý, tìm được nguồn hỗ trợ tinh thần.