Tháo gỡ rào cản để nhiều người tiếp cận được với nhà ở xã hội hơn

29-02-2024 12:02 | Xã hội

SKĐS - Không quy định về nơi cư trú, tăng diện tích tiêu chuẩn bình quân nhà hiện hành lên 15m2, người có thu nhập không quá 15 triệu đồng/tháng... sẽ tháo gỡ vướng mắc để nhiều người tiếp cận với nhà ở xã hội hơn.

Mục tiêu xây dựng hơn 13.000 căn nhà ở xã hội tại Thanh Hóa gặp khóMục tiêu xây dựng hơn 13.000 căn nhà ở xã hội tại Thanh Hóa gặp khó

SKĐS - Việc triển khai đầu tư xây dựng một số dự án nhà ở xã hội còn chậm tiến độ, chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn, khiến mục tiêu hoàn thành ít nhất 13.787 căn nhà ở xã hội tại Thanh Hóa gặp khó ngay từ giai đoạn đầu.

'Nới' điều kiện mua nhà ở xã hội

Tại dự thảo Nghị định quy định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội vừa công bố lấy ý kiến, Bộ Xây dựng đã "nới" điều kiện đối với người được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội. Cụ thể, đối với điều kiện về nhà ở: Trường hợp chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình được xác định khi đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 77 của Luật Nhà ở và vợ hoặc chồng của người đó chưa có tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có dự án nhà ở xã hội đó. Trường hợp có nhà ở thuộc sở hữu của mình thì diện tích nhà ở bình quân của những người đăng ký thường trú tại căn nhà đó dưới 15m2 sàn/người. 

Một trong những thay đổi quan trọng của Nghị định là đã bỏ tiêu chí về nơi cư trú. Ngoài ra, tiêu chuẩn về diện tích nhà ở bình quân theo quy định hiện hành là dưới 10m2 thì theo dự thảo Nghị định đã được tăng lên mức dưới 15m2. 

Tháo gỡ rào cản để nhiều người tiếp cận được với nhà ở xã hội hơn- Ảnh 2.

Dự thảo Nghị định quy định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội nới nhiều điều kiện cho người mua nhà.

Theo quy định hiện hành, người mua nhà ở xã hội phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân (Hiện ngưỡng chịu thuế thu nhập cá nhân là 11 triệu đồng/tháng, mức giảm trừ gia cảnh với 1 người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng). Dự thảo thay đổi tiêu chí này bằng quy định có mức thu nhập bình quân hàng tháng của người đứng đơn và vợ hoặc chồng của người đó không quá 15 triệu đồng/tháng tính theo Bảng tiền công, tiền lương do cơ quan, đơn vị nơi đối tượng làm việc xác nhận;Thời hạn xác định điều kiện về thu nhập trong 3 năm trước liền kề năm được xét mua, thuê mua nhà ở xã hội.

Ngoài thay đổi đáng chú ý nêu trên, dự thảo Nghị định còn đề xuất loạt thay đổi về quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại; về ưu đãi chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; về loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội; về xác định giá bán, giá cho thuê mua, giá cho thuê nhà ở xã hội; về trình tự, thủ tục bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội…

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, giảng viên cao cấp Học viện Tài chính rất đồng tình với những sửa đổi này. Khó tiếp cận nhà ở xã hội là điểm nghẽn nhiều năm chưa được khai thông. Thực tế, thu nhập bình quân của người lao động hiện nay là rất thấp, để có thể mua được nhà ở xã hội thì người lao động cần đến vài chục năm mới có thể mua được. Điều này cho thấy, bài toán giải quyết nhà ở xã hội cho người lao động ngày càng trở nên căng thẳng.

Việc mua một căn nhà ở xã hội nói riêng và 1 căn nhà bình thường nói chung ở Việt Nam, hầu hết phải huy động tổng thể các nguồn lực từ gia đình, xã hội, bạn bè, người thân để vay mượn thì mới có thể mua được. Để giải quyết vấn đề nhà ở xã hội, trước hết Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho chủ đầu tư, đảm bảo họ đầu tư và có lãi thì họ mới yên tâm tiến hành đầu tư dự án. Nhà nước Cần có cơ chế tạo điều kiện thuận lợi cho người mua nhà, giúp họ mua dễ dàng, nhanh chóng và khi chủ đầu tư làm ra sản phẩm thì lập tức họ có thể bán được và vòng quay của vốn có thể rút ngắn đi.

Nên mở rộng đối tượng thụ hưởng sang người nông dân

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho biết, thị trường nhà ở xã hội thời gian qua luôn trong tình trạng khan hiếm, cung không đủ cầu, trong đó các địa phương, cơ quan quản lý nhà nước chưa thực sự quan tâm chú ý phát triển nhà ở xã hội. Các chủ đầu tư cũng không quan tâm đầu tư phát triển nhà ở xã hội do khó khăn về cơ chế, chính sách, đền bù, giải phóng mặt bằng, lợi nhuận thấp. Quy định về ưu đãi nhà ở xã hội đã có nhưng chưa cụ thể, rõ ràng nên chủ đầu tư, người mua nhà khó được hưởng các cơ chế này.

Tương tự với người thụ hưởng chính sách, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh kiến nghị cần quy định cụ thể hơn trong lần sửa đổi Luật Nhà ở lần này, cần chú ý đến đối tượng thụ hưởng là nông dân – bởi đa phần người nông dân có thu nhập thấp nhưng đối tượng này chưa được thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội. Để người nông dân nghèo có cơ hội tiếp cận với nhà ở xã hội, cần có cơ chế, chính sách cụ thể, tạo điều kiện để có thể mua được nhà ở xã hội.

Muốn vậy, quy hoạch nhà ở xã hội cũng cần gắn với quy hoạch nông thôn mới, gắn với quy hoạch của vùng, miền, địa phương, điều này cũng cần quy định rõ trong luật. Đồng thời, cũng cần có quy hoạch về nhà ở xã hội trong tổng thể quy hoạch chung, có kết nối hạ tầng, trường học, bệnh viện, giao thông.

KTS Trần Ngọc Chính, Hội Quy hoạch và Phát triển Đô thị cho rằng, khi lập quy hoạch đô thị các khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu đại học… phải quy hoạch quỹ đất để xây các khu nhà ở xã hội, bảo đảm đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để phục vụ công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp. Cần dành quỹ đất và kêu gọi các chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp bất động sản tham gia đầu tư.

Nên nghiên cứu bổ sung các quy định trong quy chuẩn, tiêu chuẩn để xác định quỹ đất phát triển nhà ở xã hội trong các đồ án quy hoạch chung đô thị. Thay đổi chính sách, cho phép chủ đầu tư được bán 20% diện tích nhà ở xã hội cho thuê trong dự án để sớm thu hồi được vốn, chống lãng phí và tăng sức hút đầu tư vào nhà ở xã hội. Rà soát quỹ đất công trong khu đô thị không có nhu cầu hoặc sử dụng kém hiệu quả để kêu gọi đầu tư làm nhà ở xã hội.

Theo các chuyên gia, nhà nước phải bố trí nguồn lực để đầu tư hệ thống hạ tầng xã hội thiết yếu như trường học, bệnh viện, khu sinh hoạt cộng đồng, vui chơi thể thao, chợ... trong và ngoài các dự án nhà ở xã hội, đặc biệt là tại các khu vực có đông công nhân và người lao động. Đồng thời, có riêng chính sách nhà ở cho công nhân để có cơ chế khuyến khích, ưu đãi nhằm phát triển loại hình nhà lưu trú cho công nhân trong khu công nghiệp.

Hải Phòng khắc phục vướng mắc về điều kiện mua nhà ở xã hội như thế nào?Hải Phòng khắc phục vướng mắc về điều kiện mua nhà ở xã hội như thế nào?

SKĐS - Để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn về điều kiện được mua nhà ở xã hội, Sở Xây dựng Hải Phòng đã tham mưu UBND thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan xác nhận theo mẫu hồ sơ quy định; kiến nghị Bộ Xây dựng, Chính phủ nới rộng điều kiện về thu nhập cho các đối tượng mua nhà ở xã hội.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Dự báo thời tiết sáng 29/2: Miền Bắc đón rét đậm liên tiếp, khi nào mới ấm lên? | SKĐS



Tô Hội
Ý kiến của bạn