Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người lao động

27-09-2021 19:17 | Thị trường
google news

SKĐS - Kinh phí hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động là 38.000 tỉ đồng. Trong đó, khoảng 30.000 tỉ đồng từ kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp sẽ hỗ trợ cho hơn 12,8 triệu lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệpHỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp

SKĐS - Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, trong Nghị quyết 105/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19, Bộ LĐ-TB&XH được giao 5 nhiệm vụ. Tới thời điểm này, Bộ LĐ-TB&XH đã hoàn thành các nhiệm vụ.

Cụ thể, ngày 23/9, Bộ LĐ-TB&XH đã có Tờ trình gửi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ. Theo đó, Bộ đã đề xuất sửa đổi một cách căn cơ những vấn đề vướng mắc, đơn giản hóa thủ tục hồ sơ, tiếp tục rút ngắn thời gian giải quyết, bổ sung một số nhóm đối tượng thụ hưởng chính sách.

Hơn 12,8 triệu lao động được hưởng gói hỗ trợ 30.000 tỉ đồng - Ảnh 2.

Người lao động tìm việc làm. Ảnh minh họa

Trong đó, chú trọng sửa đổi 2 chính sách liên quan đến người sử dụng lao động là lược bỏ điều kiện quyết toán thuế và những vướng mắc liên quan đến chính sách cho vay trả lương cho người lao động, phục hồi sản xuất và đơn giản hóa điều kiện, thủ tục đối với chính sách hỗ trợ đào tạo từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn nhiều nhất, thuận tiện và nhanh nhất.

Đặc biệt, Bộ LĐ-TB&XH đã phối hợp với BHXH Việt Nam và Bộ Tài chính tham mưu cho Đảng, Nhà nước, cho Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp bất thường ban hành Nghị quyết số 03/NQ-UBTVQH15 và Chính phủ ban hành Nghị quyết số 116/NQ-CP về hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, tổng kinh phí hỗ trợ từ chính sách này là 38.000 tỉ đồng, trong đó khoảng 30.000 tỉ đồng từ kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, có khoảng hơn 12,8 triệu lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp được thụ hưởng, giảm mức đóng từ 1% xuống 0% quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Qua đó, có 386.000 người sử dụng lao động sẽ được giảm đóng với số tiền là trên 8.000 tỷ đồng, bắt đầu triển khai thực hiện từ 01/10/2021.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định, phấn đấu trong khoảng một tuần sẽ hoàn thành việc hỗ trợ người sử dụng lao động.

Trước đó, tại Nghị quyết số 68/NQ-CP, Bộ LĐ-TB&XH đã đề xuất thực hiện giảm mức đóng từ 0,5% xuống 0% về đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người sử dụng lao động. Đây là những chính sách chưa từng có tiền lệ, đáp ứng yêu cầu cấp bách và là giải pháp tình thế trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, tác động nặng nề lên mọi mặt của đời sống xã hội.

Về đề xuất tăng giờ làm vượt quy định trong tháng, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho biết, phía Bộ LĐ-TB&XH đang tiến hành tổng hợp ý kiến của đối tượng tác động, nhất là các hiệp hội, doanh nghiệp để từ đó nghiên cứu, đề xuất theo hướng xem xét, xử lý cá biệt, chỉ nên áp dụng những lĩnh vực, ngành nghề, thực sự cần thiết trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, không áp dụng trên phạm vi tất cả các ngành nghề, lĩnh vực và phạm vi cả nước.

Đồng thời, Bộ LĐ-TB&XH cũng nêu rõ, vấn đề này thuộc thẩm quyền của Quốc hội, do vậy cần phải báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến. Ngoài ra, việc điều chỉnh tăng thời gian làm thêm giờ/tháng không vượt quá 300 giờ/năm. Nhiệm vụ cuối cùng trong Nghị quyết 105/NQ-CP của Chính phủ giao cho Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn BHXH đề xuất vấn đề không phạt chậm nộp BHXH, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhận định, số tiền dự kiến miễn tiền phạt chậm nộp khoảng 564 tỷ đồng, con số khá thấp, phạm vi tác động chưa thực sự sâu rộng để có thể nghiên cứu, đề xuất và báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi chính sách.

Mời bạn đọc xem video đang được quan tâm:

Bác sĩ trong tâm dịch: 'Những gì tôi chứng kiến đủ đau thương cho cả đời người!' 


ĐV
Ý kiến của bạn