1. Phân loại sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết độ I: Người bệnh sốt cao đột ngột, đau đầu, đau mỏi cơ, đau lưng, mỏi gáy, có lúc buồn nôn, không muốn ăn, không khát, tiểu tiện vàng, rêu lưỡi dính mỏng, chưa có xuất huyết…
Sốt xuất huyết độ II: Sốt cao, khát nước, ra nhiều mồ hôi, không lạnh, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, xuất huyết thấy ở dưới da (cẳng chân, cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn) và ở các nơi khác (xuất huyết niêm mạc: chảy máu cam, chảy máu lợi; đôi khi xuất huyết ở kết mạc, tiểu tiện ra máu...).
Sốt xuất huyết có biểu hiện chính là sốt và xuất huyết dưới da.
Sốt xuất huyết độ III: Ngoài những triệu chứng như độ II, còn có thể thấy huyết áp hạ, chân tay lạnh, mạch nhanh, yếu, nôn ra máu, đại tiện ra máu (xuất huyết tiêu hóa)...
Sốt xuất huyết độ IV: Bệnh nhân có dấu hiệu sốc, trụy tim mạch, suy tuần hoàn, mạch nhanh, tụt huyết áp, toàn thân chân tay lạnh….
2. Bài thuốc điều trị sốt xuất huyết
2.1 Giai đoạn bệnh mới phát (sốt xuất huyết độ I )
- Trường hợp sốt xuất huyết mới phát, không ra mồ hôi, lạnh, sổ mũi:
Bài thuốc thường dùng: Cỏ nhọ nồi 30g, rau má 30g, mã đề 20g, tô diệp 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Trường hợp sốt xuất huyết sốt, không khát nước, buồn nôn, tiêu chảy
Bài thuốc thường dùng: Lá tre 20g, rau má 20g, cúc tần 20g, cỏ nhọ nồi 16g, hoắc hương 15g, gừng tươi 5g. Sắc uống ngày 1 thang.
Rau má trong bài thuốc trị sốt xuất huyết độ I và II.
- Trường hợp sốt xuất huyết có nhức đầu, khát nước, táo bón
Bài thuốc thường dùng: Kim ngân hoa 12g, cúc tần 12g, lá tre 12g, lá khế 12g, mạch môn 12g, bạc hà 10g, cam thảo đất 12g 30g, mã đề 12g, rễ cỏ tranh 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
2.2 Trường hợp có xuất huyết (sốt xuất huyết độ II)
Bài thuốc cơ bản: Cỏ nhọ nồi 50g, rau má 30g, mã đề 20g lá huyết dụ 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
Mời bạn xem thêm video:
Sốt xuất huyết diễn biến phức tạp tại Hà Nội, chuyên gia lưu ý cách chăm sóc tại nhà - SKĐS