Cũng có người cho rằng bỏ bữa là một cách để giảm cân. Tuy nhiên, sự thật là để giảm cân, cần giảm lượng calo tiêu thụ trong ngày. Bỏ bữa hoàn toàn có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi và dinh dưỡng kém.
Không có thức ăn khiến cho tế bào gan ngừng đáp ứng với insulin, loại hormon chịu trách nhiệm phá vỡ glucose. Điều này dẫn đến sự dư thừa glucose trong máu, được lưu giữ trong cơ thể như là chất béo. Nó làm hỏng các cơ quan và dần dần có thể gây ra bệnh tiểu đường. Nhiều người, đặc biệt là những người trẻ đang bỏ một hoặc thậm chí là hai bữa mỗi ngày với mục tiêu giảm cân hoặc do bận rộn, điều này ảnh hưởng nặng nề đối với sức khỏe của họ.
Cơ thể con người sử dụng một loạt các quá trình trao đổi chất để duy trì mức đường huyết bình thường. Khi bỏ bữa, cơ thể nghĩ rằng nó đang ở chế độ bị đói, do vậy sẽ phát tín hiệu làm chậm chuyển hóa. Ngoài ra, mức đường huyết thấp cũng truyền tín hiệu tới não rằng cơ thể bị đói làm gia tăng mức độ đói. Kết quả là, bữa tiếp theo bạn có thể ăn nhiều hơn, điều này làm tăng nhanh mức đường huyết. Tuy nhiên, vì sự trao đổi chất diễn ra chậm hơn, cơ thể sẽ cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa bữa lớn hơn. Sự trao đổi chất lên xuống cùng với mức đường huyết mất cân bằng dẫn tới nguy cơ mắc bệnh tiểu đường theo thời gian.
Những người bị tiểu đường có nguy cơ cao hơn bị những bệnh lâu dài ảnh hưởng đến mắt, thận, tim, não, bàn chân và dây thần kinh. Cách tốt nhất để ngăn ngừa hoặc trì hoãn những vấn đề này là kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa sự xuất hiện của tiểu đường. Bệnh tiểu đường ở mức ban đầu có thể được kiểm soát bằng cách thực hiện những thay đổi lối sống đơn giản. Nên lựa chọn chế độ ăn uống cân bằng, bao gồm ngũ cốc, đậu, quả, rau và sữa ít béo. Ăn các bữa ăn nhỏ theo khoảng thời gian thường xuyên thay vì bỏ bữa ăn là thay đổi lối sống cơ bản nhất, dẫn đến một cách lâu dài để duy trì bệnh tiểu đường.