Thanh Hóa khôi phục sản vật “dâng Vua - tiến Chúa”

10-12-2020 15:40 | Y học 360
google news

SKĐS - Đất Thanh Hóa không chỉ nổi tiếng bởi thành nhà Hồ - di sản văn hóa thế giới mà ngày nay vùng đất thanh bình này còn nổi tiếng bởi sự khôi phục của sản vật “dâng Vua – tiến Chúa” năm nào - sâm Báo.

Mảnh đất huyền thoại sản sinh ra cây sâm Báo

Từ thế kỷ X, cây sâm Báo đã được người dân vùng Vĩnh Ninh, thuộc Ái Châu (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa ngày nay) dùng như dược liệu quý hiếm làm nước uống, thuốc chữa bệnh, thức ăn bổ dưỡng...

Sâm Báo được biết đến rộng rãi hơn vào thời nhà Hồ khi Hồ Quý Ly cho xây thành Tây Đô. Khoảng thời gian xây thành này đã gắn với nhiều giai thoại lịch sử cây sâm báo.

Thành nhà Hồ xưa kia- chỉ mất 3 tháng để xây dựng

Theo đó, khi dựng thành Tây Đô nhiều đoạn xây lên lại đổ, tiến độ vô cùng chậm chạp. Sốt ruột, Hồ Quý Ly đích thân đi khảo sát, nắm bắt tình hình. Một lần, ông chứng kiến một nhóm thợ làm việc ngày đêm không biết mệt mỏi. Đoạn thành do họ phụ trách cũng xây nhanh và chắc chắn hơn cả.

Được biết nhóm thợ này người làng Biện Thượng, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Ninh, thuộc trấn Thanh Đô. Họ có sức khỏe cường tráng là do dùng một thức uống trong lúc mệt mỏi từ củ sâm lấy trên núi Báo vừa để giải khát, vừa tăng cường thể lực. Hồ Quý Ly ra lệnh cho các ngự y xem xét kỹ lưỡng và chính mình dùng thử, thấy khỏe ra, tinh thần sảng khoái.

Ông thành lập một nhóm chuyên đi săn tìm loài cây sâm quý phục vụ cho công cuộc xây thành. Sức khỏe của thợ được đảm bảo một phần nhờ cây sâm quý, thúc đẩy việc xây thành Tây Đô. Tòa thành đồ sộ chỉ mất 3 tháng để hoàn thành - một kỷ lục xây dựng trong lịch sử.

Sau đó, cây sâm trên núi Báo trở thành nước uống, loại dược liệu quý hiếm dùng để chữa bệnh và là thực phẩm bổ dưỡng chuyên dùng trong cung, được coi là sản vật quốc gia trong vương triều nhà Hồ, trải qua nhiều triều đại và lưu truyền cho đến ngày nay.

Vì sao cây sâm Báo được coi như “thần dược”?

Thổ nhưỡng vùng đất Vĩnh Lộc rất phù hợp với sự phát triển của cây sâm Báo. Từ xa xưa, các triều đại phong kiến đã nhận xét sâm Báo là: “Đại Việt đệ nhất danh sâm”. Nó được đánh giá là một sản vật quý, có giá trị và bổ dưỡng, từng được các sách địa chí cổ ghi chép lại. Cuốn “Thanh Hóa tỉnh, Vĩnh Lộc huyện chí” của Lưu Công Đạo (tri huyện Vĩnh Lộc) viết năm Gia Long thứ 15 (1816) từng nhắc đến loại sản vật này: “Nước Nam có nhiều sâm, chỉ có sâm đất Biện Thượng công hiệu hơn hẳn các nơi khác. Dùng nhân sâm ở núi Báo có nhiều hiệu nghiệm kỳ lạ”.

Sách “Đồng Khánh địa dư chí” do Quốc sử quán triều Nguyễn soạn năm 1886 cũng đã nói về tác dụng của cây sâm Báo như sau: “Ở núi Đa Bút và Biện Thượng có loại sâm, tục gọi là sâm Báo, chất nhỏ mà trắng, vị đắng, tính mát, có thể giải nhiệt”.

Hình ảnh củ sâm báo

Khôi phục sản vật “dâng Vua – tiến Chúa” năm nào

Bằng tình yêu với cây sâm Báo, doanh nhân Văn hóa Trần Đức Minh (Chủ tịch Triso Group) đã nghiên cứu, thử nghiệm, chăm sóc, nhân giống và phát triển cây sâm Báo hơn 5 năm ròng. Ông dành nhiều công sức để tìm kiếm những cây sâm thuần chủng trên núi Báo.

Ông Minh và cộng sự phối hợp cùng các nhà khoa học của Viện Dược liệu Trung ương và bà con nông dân trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc thực hiện quá trình nhân giống, nghiên cứu mẫu đất, mẫu nước… nơi cây sâm quý sinh sống trên núi Báo để nắm bắt được đặc tính sinh trưởng của cây, gieo trồng Sâm Báo trên diện rộng.

Hoa sâm rực rỡ trên Núi Báo

Quá trình gieo trồng cây sâm Báo, Tập đoàn Triso không ít lần thất bại, cây sâm chết hàng loạt. Tuy nhiên “Qua nhiều lần gieo trồng, thử nghiệm không thành, chúng tôi đã tích lũy được kinh nghiệm quý báu để tạo ra quy trình trồng Sâm Báo khoa học từ khâu làm giống lấy hạt, bảo quản, xử lý hạt, trị bệnh và triển khai trồng đồng loạt Sâm Báo trên đất Vĩnh Lộc.”, ông Trần Đức Minh chia sẻ.

Nhờ những thành quả đó, ngày 22/10/2018, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký quyết định phê duyệt Dự án phát triển cây sâm Báo ở xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc giao cho Công ty Cổ phần Dược liệu Triệu Sơn (Trực thuộc Tập đoàn Triso). Dự án này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và du lịch tại địa phương cũng như toàn tỉnh Thanh Hóa.

Hiện nay, sâm Báo có các dòng sản phẩm như: Đồ uống (nước tăng lực sâm Báo, nước uống bổ dưỡng, rượu sâm Báo, trà, cafe sâm Báo); Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (viên nang);  Mỹ phẩm (dưỡng thể, mặt nạ, kem bôi, dưỡng da, sữa tắm, nước hoa)... Sản phẩm hỗ trợ chữa bệnh dạ dày từ cây sâm Báo cũng đang được Triso Group nghiên cứu và phát triển.

Sâm Báo được kỳ vọng là thức quà mang đậm hồn cốt của xứ Thanh và đất Việt, bên cạnh đặc sản nem chua, bánh gai, chè lam… Theo định hướng phát triển, sâm Báo được định vị là sản vật quốc gia được du khách trong nước và quốc tế tin dùng.


Ý kiến của bạn