Thanh Hóa: Hiệu quả bền vững từ các mô hình xây dựng gia đình hạnh phúc

25-11-2021 15:55 | Xã hội
google news

SKĐS - Hoạt động của các mô hình đã góp phần thay đổi về nhận thức và chuyển đổi hành vi của các thành viên trong gia đình theo hướng tích cực hơn, tuân thủ pháp luật, sống có trách nhiệm với gia đình.

Nâng cao kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ

12 năm qua, cứ vào ngày 15 hàng tháng, câu lạc bộ "Gia đình hạnh phúc" ở thôn Yên Thọ, xã Mậu Lâm (huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa) lại tổ chức sinh hoạt định kỳ. Các thành viên tham gia sinh hoạt được giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm tổ chức cuộc sống gia đình, phát triển kinh tế, nuôi dạy con tốt...

Cũng trong các buổi sinh hoạt, Ban chủ nhiệm CLB còn thường xuyên tìm tòi, xây dựng các tình huống về bạo lực gia đình, xâm hại phụ nữ, trẻ em… để các thành viên cùng nhau phân tích nguyên nhân, tìm giải pháp phòng ngừa, đặc biệt là có kiến thức, kỹ năng để tự bảo vệ an toàn cho bản thân và con trẻ trong gia đình.

Chị Đỗ Thị Hoan, chủ nhiệm CLB Gia đình hạnh phúc cho biết: Mỗi tháng CLB tổ chức sinh hoạt chuyên đề khác nhau thông qua các hình thức sân khấu hóa, tạo không khí vui tươi phấn khởi, góp phần hỗ trợ chị em xây dựng gia đình hạnh phúc, bình đẳng, qua đó đẩy mạnh phong trào phụ nữ ngày càng phát triển. Chúng tôi không chỉ quan tâm đến thành viên CLB mà còn quan tâm tới tất cả chị em trong các thôn, xã, góp phần hòa giải thành công cho nhiều cặp vợ chồng ở địa phương.

Xây dựng gia đình hạnh phúc, ấm no

Thanh Hóa: Hơn 7.200 mô hình hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc - Ảnh 2.

Phụ nữ huyện Như Xuân (Thanh Hóa) thực hiện mô hình "5 không, 3 sạch".

Cùng với CLB Gia đình hạnh phúc, hàng tuần, các thành viên CLB Liên thế hệ tự giúp nhau ở làng Thanh Hà, xã Hà Toại (huyện Hà Trung) đều tập trung đông đủ tập thể dục dưỡng sinh và cùng nhau chia sẻ, động viên nhau trong cuộc sống. Các thành viên đều mong chờ đến kỳ sinh hoạt hàng tháng để tham gia các hoạt động như: giao lưu văn nghệ, khám sức khỏe định kỳ, phổ biến kiến thức... Chị Mai Thị Thủy, chủ nhiệm CLB Liên thế hệ tự giúp nhau chia sẻ: Tham gia CLB, các hội viên hỗ trợ nhau vay vốn phát triển kinh tế; CLB còn phân công các tình nguyện viên giúp các hội viên là người già, neo đơn, ốm đau... dọn dẹp nhà cửa vườn tược, đi chợ… qua đó các chị thêm gắn bó với tổ chức Hội và mọi người.

Hiện nay, các cấp Hội trong tỉnh đã xây dựng và duy trì hoạt động hiệu quả hơn 7.200 mô hình hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc, với hơn 25 loại hình như: CLB "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch"; CLB "Xây dựng gia đình hạnh phúc"; CLB "Phụ nữ giảm nghèo"; "Liên thế hệ tự giúp nhau"; "Phòng chống bạo lực gia đình"; "Phòng chống tệ nạn xã hội"; Các mô hình tư vấn, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới…

Có thể nói, thời gian qua, thông qua việc lựa chọn xây dựng các mô hình phù hợp với tình hình thực tiễn, các cấp Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa đã giúp nhiều hội viên, phụ nữ có điều kiện tiếp cận thông tin, kiến thức, trang bị kỹ năng bảo vệ mình, làm ăn phát triển kinh tế, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, góp phần hạn chế tình trạng bạo lực gia đình.

Hoạt động của các mô hình đã góp phần thay đổi về nhận thức và chuyển đổi hành vi của các thành viên trong gia đình theo hướng tích cực hơn, tuân thủ pháp luật, sống có trách nhiệm với gia đình, qua đó xuất hiện nhiều nhân tố điển hình tiêu biểu trong các phong trào "Người tốt, việc tốt", "Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo", "Gia đình văn hóa" ở địa phương.

Nâng cao vị thế cho phụ nữ vùng cao góp phần thúc đẩy bình đẳng giớiNâng cao vị thế cho phụ nữ vùng cao góp phần thúc đẩy bình đẳng giới

SKĐS - Dự án “Thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và du lịch” tại tỉnh Lào Cai và Sơn La được thực hiện từ nguồn vốn viện trợ ODA không hoàn lại của Chính phủ Úc (dự án Great).

Xem thêm video đang được quan tâm:

Vaccine Covid-19 sẽ tiêm mỗi năm một lần như cúm?



Thanh Hòa
Ý kiến của bạn