Tháng 9 Biển Đông liệu có đón bão?

01-09-2024 10:06 | Xã hội
google news

SKĐS - Sự gia tăng các hiện tượng thiên tai cực đoan, nhất là các cơn bão mạnh đã được ghi nhận trong những năm qua ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương có liên quan mật thiết đến tình trạng biến đổi khí hậu.

Miền Bắc mưa dông kéo dài, độ ẩm đất đã bão hòa ở nhiều khu vựcMiền Bắc mưa dông kéo dài, độ ẩm đất đã bão hòa ở nhiều khu vực

SKĐS - Bản tin dự báo thời tiết hôm nay cập nhật tình hình thời tiết, khí hậu mới nhất hôm nay 16/8/2024.

Thời tiết biến động khó lường vào cuối năm

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia (Tổng cục Khí tượng thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, từ đầu mùa bão 2024, khu vực biển Tây Bắc Thái Bình Dương đã chứng kiến sự xuất hiện của 10 cơn bão, trong đó có 5 cơn bão đã ảnh hưởng trực tiếp đến các quốc gia Đông Á. Đặc biệt, ba cơn bão mạnh mẽ là Geami, Ampil và Shanshan đã đổ bộ vào Nhật Bản và Trung Quốc, gây thiệt hại nghiêm trọng cho cả hai quốc gia này. Năm 2024 không phải là năm duy nhất chứng kiến tình trạng này; năm 2023 cũng đã ghi nhận nhiều hiện tượng thời tiết bất thường ở khu vực Châu Á và Đông Á.

Theo báo cáo của tổ chức Khí tượng thế giới, sự gia tăng các hiện tượng thiên tai cực đoan, nhất là các cơn bão mạnh đã được ghi nhận trong những năm qua ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương có liên quan mật thiết đến tình trạng biến đổi khí hậu.

Tháng 9 Biển Đông liệu có đón bão?- Ảnh 2.

Cuối tháng 9 mới có khả năng xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông.

Ông Mai Văn Khiêm đưa ra số liệu, tháng 8/2024 đúng là một tháng có nhiều điều bất thường, nền nhiệt trung bình cả nước tháng 8/2024 đạt 28.3 độ C - cao nhất trong chuỗi số liệu lịch sử quan trắc được.

Trong tháng 8/2024 cũng không xuất hiện cơn bão/áp thấp nhiệt đới nào trên Biển Đông. Nếu tính từ năm 1963 tới giờ, chỉ có 5 năm là 1980, năm 1985, năm 1988 mà tháng 8 không xuất hiện bão/áp thấp nhiệt đới xuất hiện trên Biển Đông. Nếu tính cả tháng 8 năm 2024, từ năm 1963 tới giờ mới có 6 năm tháng 8 không xuất hiện bão/áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông. Dự báo từ nay đến cuối năm 2024 diễn biến khí tượng, thủy văn cả nước tiếp tục biến động khó lường.

Đến nay, hệ thống khí quyển Trái đất đã chuyển sang trạng thái trung tính khi nhiệt độ bề mặt nước biển sau một năm duy trì hình thế El Nino (từ tháng 5/2023). Các mô hình dự báo hiện nay có sự thống nhất cao là hiện tượng La Nina có thể phát triển trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2024 với xác suất 60-70%. Sau đó tiếp tục duy trì trạng thái La Nina trong các tháng cuối năm 2024 và những tháng đầu năm 2025 với xác suất trong khoảng 70-80%.

Bão có thể xuất hiện vào cuối tháng 9

Theo ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện tại, hiện tượng ENSO đang trong trạng thái trung tính. Dự báo, thời kỳ từ tháng 9 - 11.2024, ENSO có khả năng chuyển sang trạng thái La Nina với xác suất 60 - 70%.

"Sang tháng 9 do La Nina bắt đầu tác động, dự báo lượng mưa ở Bắc Bộ và Trung Bộ có thể cao hơn trung bình nhiều năm. Thời điểm La Nina tác động mạnh dần trùng với giai đoạn mưa lũ ở miền Trung. Vì vậy, chúng tôi cảnh báo khả năng thời kì từ tháng 9 đến tháng 11, bão, mưa, lũ có thể xuất hiện dồn dập", ông Hưởng phân tích.

Ông Mai Văn Khiêm cho biết, tháng 9, dự báo hoạt động của bão/áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông có khả năng ít hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ (trung bình nhiều năm là từ 2 - 3 cơn), tập trung vào giai đoạn cuối của tháng.

Mưa ở Bắc Bộ, Tây Nguyên bắt đầu giảm nhưng vẫn cần đề phòng xuất hiện các trận mưa lớn cục bộ, hệ quả nguy cơ gắn liền là lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi cần phải được cảnh giác ở mức cao.

Từ tháng 9, xác suất khu vực Trung Bộ cũng bắt đầu xuất hiện các đợt mưa lớn nhiều hơn tháng 8. Dự báo tổng lượng mưa ở Trung Bộ cao hơn trung bình nhiều năm. Vùng núi Bắc Bộ, Tây Nguyên và Trung Bộ tiếp tục có cảnh báo nguy cơ cao lũ quét, sạt lở đất.

Dự báo từ nay đến cuối năm 2024, hoạt động của bão/áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông có khả năng xuất hiện ở mức xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình nhiều năm (trung bình nhiều năm có khoảng 6 - 7 cơn). Trong đó, số cơn đổ bộ vào đất liền có thể cao hơn (trung bình nhiều năm có khoảng 3 - 4 cơn), tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và các tỉnh phía Nam. Nguy cơ tác động đến hoạt động tàu thuyền và nuôi trồng thủy sản ven biển.

Với kịch bản xuất hiện của La Nina thì khả năng bão/áp thấp nhiệt đới hình thành ngay trên khu vực Biển Đông sẽ cao hơn bình thường. Mưa lớn tập trung chính vào tháng 10 - 11/2024. Mùa mưa ở khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có thể kết thúc muộn hơn bình thường (khoảng nửa cuối tháng 11 ở Tây Nguyên và Nam Bộ và khoảng nửa cuối tháng 12/2024 ở Trung Bộ).

Từ nay đến cuối năm 2024 với kịch bản La Nina xuất hiện, phát triển và tác động đến nước ta đúng thời kỳ mùa mưa, bão ở Trung Bộ nên khả năng diễn biến bão, mưa, lũ sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là các nguy cơ: Lương mưa nhiều, lớn hơn bình thường ở ven biển Trung Bộ, làm tăng nguy cơ lũ lụt, và ngập lụt đô thị

Nguy cơ lũ quét và sạt lở đất cũng tăng cùng với lượng mưa gia tăng, đặc biệt ở các vùng núi cao nơi có tính chất đất không ổn định. Ngoài ra, một điều gần như chắc chắn là hiện tượng dông lốc cả trên đất liền và trên biển, mưa lớn cực đoan thời đoạn ngắn gây ngập úng đô thị sẽ xuất hiện nhiều hơn gây ảnh hưởng đến hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.

Ít có khả năng xuất hiện bão trong tháng 8 trên Biển ĐôngÍt có khả năng xuất hiện bão trong tháng 8 trên Biển Đông

SKĐS - Nắng nóng ở miền Trung có thể kéo dài hơn dự báo, duy trì đến ngày 18/8 sau đó nhiệt độ hạ dần, trời dịu mát. Dự báo ít có khả năng xuất hiện bão/áp thấp nhiệt đới trong tháng 8 trên Biển Đông.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Sáng 1/9: Truy tìm người bán xyanua cho “ác phụ” đầu độc cả gia đình ở Đồng Nai | SKĐS


Tô Hội
Ý kiến của bạn