Hà Nội

Tháng 7 có thể là tháng nóng nhất trong 120.000 năm

28-07-2023 11:36 | Quốc tế
google news

SKĐS - Theo các nhà khoa học, tháng 7/2023 là tháng nóng nhất hành tinh cho đến nay, và có thể là tháng nóng nhất trong khoảng 120.000 năm qua.

Nắng nóng kéo dài nhiều nơi trên toàn cầu, cảnh báo nguy cơ hại sức khỏe do nhiệt độ quá caoNắng nóng kéo dài nhiều nơi trên toàn cầu, cảnh báo nguy cơ hại sức khỏe do nhiệt độ quá cao

SKĐS - Hình thái thời tiết nắng nóng với các đợt sóng nhiệt nóng như thiêu đốt tại nhiều nơi ở châu Âu, châu Á và Mỹ gia tăng vào ngày 18/7 đã khiến Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đưa ra cảnh báo về tăng nguy cơ tử vong do nhiệt độ quá cao.

Khi nhiều vùng rộng lớn của 3 lục địa nắng nóng gay gắt "như đổ lửa" và các đại dương ấm lên đến mức chưa từng thấy, các nhà khoa học cảnh báo, tháng 7 này sẽ là tháng nóng nhất được ghi nhận trên hành tinh cho đến nay.

Theo Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus của Liên minh Châu Âu (EU) và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), chúng ta vừa trải qua 3 tuần nóng nhất từng được khi nhận, và nóng nhất trong hơn 100.000 năm qua.

Vào tháng 7 năm nay, thế giới trải qua ngày nóng nhất từng được ghi nhận. Vào ngày 6/7, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng lên 17,08 độ C, theo dữ liệu của Copernicus, đánh bại kỷ lục 16,8 độ C vào tháng 8/2016.

Tháng 7 có thể là tháng nóng nhất trong ít nhất 100.000 năm - Ảnh 2.

Nhiệt độ ở Thung lũng chết, California lên tới 54 độ C.

Nhiệt độ trung bình toàn cầu trong tháng 7 đã phá nhiều kỷ lục. Thông thường các kỷ lục về nhiệt độ trung bình toàn cầu bị phá vỡ theo thang phần trăm độ. Tuy nhiên, nhiệt độ trung bình toàn cầu 23 ngày đầu tiên trong tháng 7 là 16,95 độ C, cao hơn nhiều so với kỷ lục 16,63 độ C trước đó vào tháng 7/2019.

Phó giám đốc cơ quan Copernicus - Samantha Burgess cho biết đây là nhiệt độ nóng nhất trong lịch sử loài người.

Năm 2023, Bắc bán cầu trải qua một mùa hè nóng chưa từng thấy. Một số nơi ở các bang miền Tây của nước Mỹ, nhiệt độ thậm chí còn lên tới trên 50 độ C, tử vong do nắng nóng và nhiệt độ cao cực đoan tăng lên.

Tháng 7 có thể là tháng nóng nhất trong ít nhất 100.000 năm - Ảnh 3.

Cháy rừng gần thị trấn Melloula ở Tunisia vào ngày 24/7.

Ở Địa Trung Hải, hơn 40 người đã thiệt mạng do các đám cháy tự phát ở các khu rừng và những khu vực nhiều cây cối, cánh đồng.

Tại châu Á, những đợt nắng nóng kéo dài khiến số người tử vong do thời tiết khắc nghiệt tăng lên đồng thời đe dọa an ninh lương thực trước tình trạng hạn hán.

Bà Samantha Burgess cho biết, biến đổi khí hậu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiệt độ cao cực đoan. "Nhiệt độ trong không khí toàn cầu tỷ lệ thuận với nồng độ khí nhà kính trong bầu khí quyển", chuyên gia Copernicus này cho biết.

Một nghiên cứu cho thấy, biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính dẫn tới các đợt nắng nóng khủng khiếp ở Mỹ, Trung Quốc và Nam Âu vào mùa hè này.

Hiện tượng El Nino sẽ có ảnh hưởng lớn hơn vào năm tới, có khả năng sẽ đẩy nhiệt độ năm 2024 lên cao hơn nữa.

Nhà khoa học khí hậu Kim Cobb tại Đại học Brown thậm chí còn đưa ra lời cảnh báo rằng trong một thập kỷ nữa, nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ còn tiếp tục tăng, khiến cho khi chúng ta nhìn lại thì năm nay còn là một năm "tương đối mát mẻ". Mọi người sẽ sốc với nền nhiệt sẽ tăng lên trong tương lai.

Theo ông Petteri Taalas - Tổng thư ký của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), giảm phát thải khí nhà kính đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Đây là điều bắt buộc để giảm nhẹ những tác động của biến đổi khí hậu.

Nắng nóng, nhiệt độ cao có thể dẫn đến tử vong do sốc nhiệtNắng nóng, nhiệt độ cao có thể dẫn đến tử vong do sốc nhiệt

SKĐS - Theo các chuyên gia y tế Mỹ, nắng nóng kéo dài, nhiệt độ cực đoan có thể dẫn đến tử vong do sốc nhiệt, trong bối cảnh nước Mỹ đang trải qua đợt nóng kéo dài với nền nhiệt cao trên 40 độ C.

Mời độc giả xem thêm video:

Bệnh truyền nhiễm mùa hè – Ai cần đề phòng?


Nguyễn Vân
(theo CNN)
Ý kiến của bạn