Thận trọng với thuốc chống huyết khối

20-04-2009 16:35 | Dược

Một số người bị mắc hoặc có nguy cơ bị bệnh về tim mạch, nhưng dựa vào các thông tin không đầy đủ, tự dùng thuốc phòng ngừa tại nhà, trong đó có các thuốc chống huyết khối. Cách dùng này không mang lại hiệu quả, mà còn gây nguy hiểm.

Một số người bị mắc hoặc có nguy cơ bị bệnh về tim mạch, nhưng dựa vào các thông tin không đầy đủ, tự dùng thuốc phòng ngừa tại nhà, trong đó có các thuốc chống huyết khối. Cách dùng này không mang lại hiệu quả, mà còn gây nguy hiểm.

Thuốc chống huyết khối nghẽn mạch

Đối với các thuốc chống tập kết tiểu cầu, nghẽn mạch cũng có cơ chế và hiệu quả không giống nhau.

Aspirin

ThromboxanA-2 đóng vai trò tập kết tiểu cầu, co mạch. Prostacyclin đóng vai trò ngăn ngừa tập kết tiểu cầu, giãn mạch. Chúng ở thế cân bằng động, tạo nên sự hằng định của hệ thống tuần hoàn. Khi  thromboxanA-2 tăng quá ngưỡng, tiểu cầu bị ngưng kết (tạo ra cục máu đông), co mạch (làm hẹp lòng mạch) gây nghẽn mạch. Aspirin vừa ức chế COX-2 hạn chế tạo ra prostacyclin, vừa ức chế COX-1 hạn chế tạo ra thromboxanA-2, bảo toàn “cân bằng động”, chống sự tạo ra huyết khối, nghẽn mạch.

 Như vậy, aspirin là thuốc chống tập kết tiểu cầu, dùng điều trị chống huyết khối, nghẽn mạch, phòng ngừa và làm giảm các tai biến  tim mạch thứ phát.  Tuy nhiên, trên người chưa từng mắc, chỉ có nguy cơ bệnh tim mạch thấp  thì việc dùng  aspirin kéo dài (5 năm) chỉ làm giảm không đáng kể nguy cơ nhồi máu cơ tim, không làm giảm nguy cơ tử vong chung về tim mạch, trái lại làm tăng nguy cơ xuất huyết não, tăng đáng kể xuất huyết đường tiêu hóa. Trên người có nguy cơ bệnh tim mạch cao, cũng dùng như thế, aspirin lại không làm giảm tỷ lệ tử vong chung do tim mạch, tuy có giảm 20% các biến cố do thiếu máu cơ tim. Như vậy, aspirin không  dùng  trong  dự phòng các bệnh tim mạch tiên phát.
 
Để biết các thuốc chống huyết khối và sự thận trọng khi dùng thuốc, mời bạn đọc tìm hiểu trên tuần báo số 64 ra ngày thứ ba 21/4/2009 của DS. Hồ Hạnh Lâm.

Ý kiến của bạn