Thận kém thì phải làm sao? Hiểu rõ để tìm đúng phương pháp!

18-09-2024 10:00 | Y học 360

Thận hư thận kém là hội chứng lâm sàng và sinh hóa, gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng sức khỏe cho người mắc. Do đó, hiểu đúng bệnh, điều trị đúng phương pháp là điều cần thiết. Vậy thận kém thì phải làm sao?

Bạn đang gặp phải triệu chứng do thận hư thận kém?

Thận được coi là cửa ngõ sinh mệnh của con người. Khi thận hư, thận kém sẽ ảnh hưởng tới chức năng của cơ quan khác trong cơ thể, gây biểu hiện:

- Tiểu đêm, tiểu nhiều lần, đái dắt, đái buốt, nước tiểu đổi màu.

- Đau vùng thắt lưng, nhức mỏi đầu gối, cơ thể mệt mỏi, ăn không ngon.

- Suy giảm sinh lý, xuất tinh sớm, mộng tinh, liệt dương.

- Ngứa do các chất cặn không được đào thải biểu hiện qua da.

- Chóng mặt, đi đứng loạng choạng, buồn nôn, ù tai.

- Phù nề chân, tay, mặt do tích nước.

Nếu không điều trị kịp thời, thận hư, thận kém có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như:

- Tràn dịch màng: Dịch trong cơ thể sẽ đi tới đa cơ quan, gây ra hiện tượng tràn dịch màng bụng, màng tinh hoàn, phổi hoặc thậm chí là tim.

- Nhiễm trùng: Do điều trị thận hư bằng corticoid và thuốc ức chế miễn dịch lâu ngày, phổ biến là viêm mô tế bào hoặc viêm phúc mạc.

- Loét dạ dày tá tràng, loãng xương: Do tác dụng phụ của các loại thuốc trong phác đồ điều trị.

- Tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu: Protein trong máu giảm khiến gan phải tăng cường tổng hợp lipoprotein để bù đắp, làm tăng lipid máu.

- Tắc mạch (huyết khối/cục máu đông): Khi albumin máu giảm nặng sẽ dẫn đến tắc tĩnh mạch thận cấp tính hoặc mạn tính.

- Suy dinh dưỡng: Do lượng protein bị mất quá nhiều qua nước tiểu, nếu kéo dài sẽ khiến cho cơ thể ngày càng suy kiệt.

- Một số biến chứng có thể gặp khác bao gồm: Đái tháo đường, xuất huyết tiêu hóa, rối loạn tâm thần, hội chứng giả cushing, rối loạn điện giải,...

Thận kém thì phải làm sao? Hiểu rõ để tìm đúng phương pháp!- Ảnh 1.

Thận hư, thận kém rất nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời

Thận hư, thận kém thì phải làm sao?

Hiện nay, để cải thiện tình trạng thận hư, thận kém thì phải làm sao?

Dùng thuốc kiểm soát triệu chứng

Tùy thuộc vào triệu chứng, bệnh lý đi kèm mà bác sĩ sẽ kê toa các loại thuốc điều trị phù hợp như thuốc lợi tiểu, thuốc chống thiếu máu, thuốc huyết áp, , rối loạn canxi và phốt pho…

Chế độ dinh dưỡng

Để hỗ trợ điều trị chứng thận yếu, thận kém, người bệnh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng dựa vào các nguyên tắc như sau:

- Hạn chế dung nạp muối (dưới 5g muối/ngày).

- Hạn chế kali (dưới mức 3g/ngày).

- Giảm lượng phốt pho (dưới 0,8 - 1g/ngày).

- Giảm lượng protein (khoảng 0.55 – 0.6g protein/kg cơ thể/ngày).

- Cân bằng năng lượng (bổ sung từ 25 – 35 calo/kg cơ thể).

- Uống đủ nước (khoảng 1 – 1,2 lít/ngày).

- Hạn chế sử dụng rượu bia và ngưng hút thuốc lá.

Chế độ tập luyện

Tập thể dục không chỉ cần thiết với những người bình thường, mà đối với những người bị bệnh thận cũng cần duy trì vận động. Việc luyện tập thể thao điều độ không những giúp tăng cường sự dẻo dai cho các cơ bắp, tăng cường hệ miễn dịch, lưu thông khí huyết mà còn ổn định huyết áp, làm giảm mỡ máu (cholesterol và triglycerides), nâng cao sức khỏe tim mạch. Đây là những yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa sự tổn thương của thận.

Đối với những người thận yếu nên chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, đạp xe, tập yoga, aerobic,... Với những người mới tập luyện nên tập từ từ, rồi tăng dần thời gian, nên duy trì 30 - 45 phút/ngày, tập ít nhất 3 ngày/tuần. Tùy vào sức khỏe mỗi người mà có cường độ tập khác nhau, vừa sức. Khi thấy mệt, khó thở, tim đập nhanh, đau bụng,... thì cần dừng lại ngay.

Thận kém thì phải làm sao? Hiểu rõ để tìm đúng phương pháp!- Ảnh 2.

Người bệnh thận hư, thận kém nên luyện tập vừa sức

Ích Thận Vương - Giải pháp dùng cho người bị suy thận, chức năng thận kém

Để điều trị thận hư, thận kém muốn đạt kết quả tốt thì cần được chẩn đoán sớm và kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền ngay từ những giai đoạn đầu của bệnh. Y học hiện đại cải thiện các triệu chứng, y học cổ truyền tăng cường năng lượng tế bào, tác động vào nguyên nhân sâu xa của bệnh.

Bên cạnh dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, xu hướng hiện tại là kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe để hỗ trợ tăng cường cho chức năng thận, tiêu biểu như Ích Thận Vương. Sản phẩm là sự tổng hòa giữa các thảo dược và hoạt chất quý như dành dành, đan sâm, râu mèo, mã đề, bạch phục linh, linh chi đỏ, L-carnitine fumarate, coenzyme Q10 theo công nghệ lượng tử tiên tiến giúp chiết xuất tối đa hàm lượng hoạt chất.

Kiên trì sử dụng Ích Thận Vương sẽ giúp người bệnh bổ thận, lợi tiểu, hỗ trợ giảm biểu hiện phù thũng, rối loạn tiểu tiện, tiểu khó, tiểu rắt và vô niệu do thận kém.

Kết quả khảo sát của Tạp chí Kinh tế năm 2021 cho thấy 92,9% bệnh nhân hài lòng về Ích Thận Vương.

Ích Thận Vương là sản phẩm được cấp phép lưu hành, đứng vững trên thị trường gần 15 năm. Nhờ thành phần từ thiên nhiên nên sản phẩm thân thiện với cơ thể, không gây tương tác thuốc và có thể dùng lâu dài.

Thận kém thì phải làm sao? Hiểu rõ để tìm đúng phương pháp!- Ảnh 3.

Ích Thận Vương giúp hỗ trợ cho người suy thận, chức năng thận kém

Sản phẩm được phân phối bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu.

Địa chỉ: Số 171 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: 024.38461530 – 028.62647169

* Thực phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

* Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

Khánh Vy


Ý kiến của bạn