Thận đa nang: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

16-12-2024 09:21 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Với người mắc bệnh thận đa nang, việc phát hiện sớm, thay đổi lối sống và phương pháp điều trị có thể giúp giảm các tổn thương cho thận, giảm thiểu các biến chứng, kéo dài thời gian dẫn đến suy thận giai đoạn cuối...

1. Nguyên nhân mắc bệnh thận đa nang

Mắc bệnh thận đa nang do đâu?

  • Theo bác sĩ, bệnh thận đa nang là một trong những bệnh hay gặp nhất ở các loại bệnh thận có nguyên nhân do di truyền.
  • Ước tính, có khoảng 12,5 triệu người trên thế giới đang phải mang căn bệnh này.
  • Loại hình tổn thương của thận đa nang đặc trưng bởi sự xuất hiện của rất nhiều nang chứa đầy dịch trong nhu mô thận. Đây là những nang dịch có tính chất lành tính.
  • Các nang khác nhau về kích thước và có thể phát triển rất lớn.
  • Trong phần lớn các trường hợp, những nang chỉ xuất hiện ở thận, khiến thận giãn rộng và mất chức năng theo thời gian.
  • Cũng có một số bệnh nhân có thể có các nang dịch ở ngoài thận như nang gan, tụy và cá biệt ở não, tim. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm tăng huyết áp và suy thận.
Thận đa nang: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

Bác sĩ nội soi can thiệp cho bệnh nhân.

2. Triệu chứng của bệnh thận đa nang

Bệnh thận đa nang có triệu chứng như:

  • Hầu hết bệnh nhân không có triệu chứng cho đến tuổi 30 – 40. Khoảng 25% bệnh nhân có tổn thương van tim có thể có triệu chứng hồi hộp, nhịp tim nhanh hoặc đau ngực.
  • Triệu chứng thường gặp nhất là tăng huyết áp.
  • Thỉnh thoảng bệnh nhân có triệu chứng đau đầu đi khám và được phát hiện tăng huyết áp do bệnh thận đa nang.
  • Ngoài ra bệnh nhân có thể có các triệu chứng sau: đau lưng hoặc đau hông hai bên, bụng lớn dần, tiểu máu, nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát nhiều lần.

3. Cách điều trị bệnh thận đa nang

  • Nguyên tắc điều trị phát hiện sớm, kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ của bệnh thận mạn như tăng huyết áp, nhiễm trùng nang thận, sỏi thận.
  • Điều trị tăng huyết áp: Thuốc hạ huyết áp ưu tiên chọn lựa nhóm Ức chế men chuyển hoặc chẹn thụ thể angiotensin mục tiêu HA tâm thu cần đạt được <110/75mgHg ở độ tuổi 18-49 và <120mmHg ở tuổi > 50.
  • Điều trị biến chứng nhiễm trùng nang, ưu tiên kháng sinh khuếch tán tốt vào trong nang thận với thời gian điều trị từ 4-6 tuần.
  • Điều trị biến chứng xuất huyết nang trong nang có thể nhẹ như tiểu máu sau đó tự cầm trong tầm 2-7 ngày hoặc diễn tiến sốt, đau hông tăng lên do nhiễm trùng sau xuất huyết lúc này bệnh nhân cần nhập viện để điều trị. Tuy nhiên nếu tiểu máu kéo dài hơn bệnh nhân nên được tầm soát ung thư đường tiết niệu.
  • Điều trị sỏi thận: Do tăng các yếu tố chuyển hóa, tỉ trọng nước tiểu nên bệnh nhân bệnh thận đa nang có nguy cơ sỏi thận cao hơn người bình thường. Can thiệp tán sỏi ngoài cơ thể hoặc nội soi ngược dòng có thể được ưu tiên hơn tán sỏi qua da, vì vậy bệnh nhân cần được theo dõi ở các cơ sở y tế có kinh nghiệm.
  • Trước khi điều trị, bệnh nhân cần được tư vấn về các triệu chứng có thể xuất hiện khi điều trị và nguy cơ độc gan do thuốc.

4. Bệnh thận đa nang có lây nhiễm không?

  • Theo các bác sĩ, bệnh thận đa nang có nguyên nhân do di truyền.
  • Di truyền của bệnh phần lớn theo gen trội, chỉ có một tỉ lệ nhỏ theo gen lặn. Gen bệnh lý nằm ở đầu xa, nhánh ngắn của nhiễm sắc thể thứ 16.
  • Có khoảng 10-15% bệnh nhân, rối loạn gen nằm ở nhiễm sắc thể thứ 4. Có thể còn một gen thứ 3 chưa được xác định, di truyền tính trội.
Thận đa nang: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 2.

Theo các bác sĩ, bệnh thận đa nang có nguyên nhân do di truyền. Ảnh minh hoạ.

5. Biến chứng của bệnh thận đa nang

Thận đa nang có biến chứng như:

  • Khoảng 80% bệnh nhân nữ mắc bệnh thận đa nang có thai kỳ bình thường. Tuy nhiên, ở một số trường hợp bệnh nhân có tăng huyết áp hoặc suy giảm chức năng thận có thể có biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và con.
  • Những bệnh nhân mang thai này có xu hướng diễn tiến tiền sản giật nên phụ nữ mang thai trong các trường hợp này cần theo dõi thai kì nghiêm ngặt hơn.
  • Bệnh thận đa nang thường có nang ngoài thận, ở các cơ quang khác, phổ biến nhất ở gan, ngoài ra có thể gặp ở tuỵ, lách, buồng trứng và đại tràng.
  • Nang ở các cơ quan này thường không gây ra biến chứng nghiêm trọng. Nhưng nếu có biến chứng ở tim hoặc não, đặc biệt phình mạch não có thể dẫn đến vỡ phình mạch xuất huyết não và tử vong.
  • Khoảng 50% bệnh nhân thận đa nang diễn tiến đến suy thận ở độ tuổi 60 và khoảng 60% bệnh nhân suy thận ở độ tuổi 70. Bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối cần lọc máu hay ghép thận.
  • Một số yếu tố nguy cơ như nam giới, tăng huyết áp, hoặc tiểu máu, bệnh nhân có tăng huyết áp mang thai nhiều hơn 3 lần.

6. Cách phòng bệnh thận đa nang

  • Thận đa nang rất khác nhau về mức độ nghiêm trọng của nó và một số biến chứng có thể phòng ngừa được.
  • Việc phát hiện sớm, thay đổi lối sống và phương pháp điều trị có thể giúp giảm các tổn thương cho thận, giảm thiểu các biến chứng, kéo dài thời gian dẫn đến suy thận giai đoạn cuối, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
  • Bệnh nhân bệnh thận đa nang lo ngại về vấn đề di truyền gen bệnh cho con cái cần được tư vấn di truyền bởi các chuyên gia để có kế hoạch cho cả gia đình, cụ thể xét nghiệm gen trước khi lập gia đình.
  • Ngoài ra do bệnh di truyền nên các phương pháp phòng ngừa khác hầu như không mang lại hiệu quả.
Thận đa nang, do đâu?Thận đa nang, do đâu?

SKĐS - Chị tôi mới phát hiện bệnh thận đa nang, vậy xin hỏi nguyên nhân gây căn bệnh này.


PGS.TS Phạm Ngọc Hùng
Trưởng khoa Ngoại Tiết niệu, Bệnh viện Trung ương Huế
Ý kiến của bạn