Hiếm khi người ta được thấy gương mặt của các hộ lý bởi họ luôn ẩn sau những chiếc khẩu trang y tế to đùng. Công việc đòi hỏi thường xuyên tiếp xúc với người bệnh, bệnh phẩm, rác thải y tế, vệ sinh… khiến họ cứ cặm cụi trong trang phục bảo hộ kín như vậy.
Chăm trẻ sơ sinh còn hơn con mọn là chức phận của điều dưỡng khoa sản.
Chuỗi công việc của các hộ lý bao gồm nhiều mảng, từ thu gom rác, phân thành rác sinh hoạt và rác y tế, sau đó đưa lên nhà chứa rác ở phía sau bệnh viện, đến dọn dẹp vệ sinh, quét, lau chùi hành lang, phòng bệnh, nhà vệ sinh. Nghe thì tưởng đơn giản, nhưng chẳng dễ dàng chút nào khi người ta liên tục phải “mũi ngửi, mắt thấy, tay sờ” nào mùi thuốc, mùi khử khuẩn, mùi rác y tế…
Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân.
Đặc biệt vất vả là những hộ lý ở các khoa phẫu thuật, hồi sức, chấn thương sọ não, cấp cứu… Một số bệnh viện thuê công ty vệ sinh, nhưng phần lớn đều cần một đội ngũ hộ lý cơ hữu, bởi họ luôn làm việc nhiệt tâm hơn nhờ sự gắn kết, được tập huấn trau dồi kiến thức và cũng đảm nhiệm trách nhiệm phụ giúp cho công tác khám chữa bệnh tốt hơn nhiều các dịch vụ ng oài. Cho nên ngoài những công việc vệ sinh, đội ngũ hộ lý ở những bệnh viện lớn còn kiêm luôn cả việc trợ giúp trực tiếp bệnh nhân, làm những thao tác y tế đơn giản, đưa hồ sơ, giấy tờ đi xét nghiệm.
Giặt là trang phục BV cũng là một phần công việc của người hộ lý.
Nói về công việc của những nhân viên hộ lý, lãnh đạo của các BVĐK Thống Nhất hay BV Chợ Rẫy đều cho biết, để môi trường bệnh viện sạch sẽ, không có mối lây nhiễm nào là nhờ vào công lao các hộ lý. Thực tế cho thấy nếu sử dụng dịch vụ thuê ngoài thì hiệu quả không được như mong muốn và khó quản lý. Còn với đội ngũ hộ lý thì hiệu quả công việc rất cao, người bệnh và người nhà đến bệnh viện điều trị đều hài lòng hơn.
Làm vệ sinh mọi nơi mọi chỗ trong BV là việc hàng ngày của người hộ lý.
Nhiều hộ lý đa hàng chục năm gắn bó với công việc này.
Cường độ công việc của người hộ lý cũng tăng lên theo sự quá tải và càng đông, họ càng chịu nhiều áp lực từ phía bệnh nhân, thân nhân người bệnh. Tuy nhiên, đã có nhiều hộ lý gắn bó với chức phận đầy vất vả này hàng chục năm trời, dù thu nhập nhiều khi chưa tương xứng trách nhiệm.
Thường xuyên phải tiếp xúc với chất thải y tế độc hại.