Hà Nội

Thám hiểm hành tinh Titan để tìm dấu hiệu của sự sống

10-07-2019 07:37 | Quốc tế
google news

SKĐS - Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) lên kế hoạch phóng vệ tinh để tìm dấu hiệu của sự sống trên mặt trăng lớn nhất của sao Thổ. Các nhà khoa học cho biết sứ mệnh trên hành tinh Titan sẽ không giống với bất kỳ nơi đâu trong hệ mặt trời.

Vệ tinh do thám không người lái này mang tên Dragonfly (Rồng bay). Vệ tinh Dragonfly sẽ được gửi lên hành tinh Titan vào năm 2026 và kết thúc sứ mệnh vào năm 2034.

Titan, hành tinh quay quanh sao Thổ có tất cả các thành phần cần thiết cho sự sống, giám đốc khoa học hành tinh của NASA Lori Glaze cho biết.

Dragonfly chạy bằng năng lượng hạt nhân sẽ mất 2 năm để bay quanh bề mặt hành tinh Titan và chạm xuống một số địa điểm lý thú. Nó sẽ đặt chân xuống các đụn cát của hành tinh lạnh giá này và miệng núi lửa để tìm dấu hiệu của vi sinh vật.

Thiết bị này cũng thám hiểm bầu khí quyển và đại dương ngầm dưới lòng đất. Thế giới đại dương bí ẩn có thể cách mạng hóa kiến thức về sự sống trong vũ trụ, giám đốc NASA Jim Bridenstine nói. “Titan không giống bất kỳ nơi đâu trong hệ mặt trời, nó giống với trái đất thưở sơ khai nhất”. Sự tương tự này có thể giúp các nhà khoa học nghiên cứu về nguồn gốc của sự sống.

Dựa trên hình ảnh thu thập từ sứ mệnh trước đó, Titan có địa hình đá gồ ghề, với hồ nước tạo nên từ khí methane và ethane. Hành tinh này có một đại dương dưới lớp vỏ. Đây là nơi duy nhất ngoài trái đất có sông, hồ và đại dương dạng lỏng. Và cũng là nơi duy nhất có bầu khí quyển mù sương.

Giống trái đất, bầu khí quyển của hành tinh Titan chủ yếu là nitơ. Nhưng khác ở chỗ, Titan có mây và mưa methane.

Vệ tinh đầu tiên từng đặt chân lên hành tinh Titan là Cassini-Huygen của Cơ quan vũ trụ châu Âu vào năm 2005.


BV
Ý kiến của bạn