Thalidomide: lời xin lỗi muộn màng…

12-09-2012 16:18 | Thông tin dược học

Hôm thứ sáu 31/8/2012, Tổng Giám đốc Công ty Grunenthal Haral (Đức) đã thốt nên lời tạ lỗi tại buổi lễ khánh thành bức tượng đồng, tượng trưng một em bé bị dị tật, không có tay chân, vì hậu quả của thuốc thalidomide.

Hôm thứ sáu 31/8/2012, Tổng Giám đốc Công ty Grunenthal Haral (Đức) đã thốt nên lời tạ lỗi tại buổi lễ khánh thành bức tượng đồng, tượng trưng một em bé bị dị  tật, không có tay chân, vì hậu quả của thuốc thalidomide. Từ lời tạ lỗi đó người ta mới nhớ lại câu chuyện dị dạng bào thai xảy ra cách đây nửa thế kỷ gây kinh hoàng cho các thai phụ trên thế giới...

Bi kịch của các bà mẹ mang thai thập niên 50-60

Một trong những khó chịu hàng đầu của phụ nữ khi mới mang thai là tình trạng nôn ói. Có người còn cho biết chỉ cần ngửi thấy mùi đồ ăn là đã ói mật xanh, mật vàng. Vì thế thập niên 50, thalidomide là thuốc hàng đầu được các bà mẹ mang thai trên 46 nước ưa dùng để trị chứng nôn ói. Và người ta ngạc nhiên khi phát hiện có đến khoảng 12.000 trẻ mới sinh là quái thai, không tay chân. Hồi cứu bệnh sử thì phát hiện là do dùng thuốc chống nôn ói thalidomide tưởng vô hại. Vì thế năm 1962, Thalidomide bị cấm sử dụng.Thalidomide có chứa các thành phần có tác dụng an thần mạnh mẽ và nhiều phụ nữ trong những tuần đầu của thai kỳ thường dùng thalidomide nhằm làm giảm bớt tình trạng ốm nghén của họ mà không hề hay biết rằng thứ thuốc mà họ uống đã ảnh hưởng đến thai nhi. Chân tay của trẻ có thể không phát triển đúng cách và trong một số trường hợp cả mắt, tai và các nội tạng cũng biến dạng. Không thống kê được có bao nhiêu trường hợp sảy thai khi sản phụ dùng loại thuốc này, nhưng ước tính chỉ riêng tại Ðức đã có khoảng 10.000 trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng bởi thuốc thalidomide. Sau đó vào ngày 26/11/1961, tất cả các sản phẩm thuốc có chứa thành phần thuốc an thần thalidomide đã được Công ty Chemie Gruenenthal thu hồi trên quy mô lớn. Ngày nay, khoảng gần 50 quốc gia trên thế giới đã bị ảnh hưởng như Nhật Bản (xấp xỉ 300 trường hợp), Canada và Thụy Điển (hơn 100 trường hợp) và Australia (45 trường hợp). Đặc biệt, ở Brazil, nơi mà thuốc thalidomide từng được sử dụng rộng rãi với bệnh phong thì hiện nay, thế hệ trẻ có khoảng 800 người bị tàn tật từ thuốc này.

Nạn nhân thalidomide ngày nay

Bùng nổ scandal

Những người đã khám phá ra tác dụng gây quái thai của thalidomide được ghi nhận:

-Nữ phóng viên Marjorie Wallace đang làm việc cho tuần báo Sunday Times của Anh, qua phóng sự điều tra của bà liên quan đến thai phụ dùng thalidomide sinh ra các trẻ bị khiếm khuyết cả tay và chân, đã làm xôn xao dư luận.

- Luật sư Ralph Nader (Mỹ) có con là nạn nhân của thalidomide (Louise Medus - một người được coi là nổi tiếng nhất của thảm họa thalidomide). Ông đã tiến hành cuộc vận động cấm thuốc trên và đấu tranh buộc hãng dược phẩm phải bồi thường cho các nạn nhân. Năm 1996, Nữ hoàng Anh Elizabeth II đã trao tặng một loại huân chương cao quý của nước Anh cho ông để ghi nhận sự đóng góp xứng đáng của ông trong vụ thalidomide.Tai họa lớn nhất mà thuốc này gây ra là do các bà mẹ đang mang thai dùng thuốc thường vào thời kỳ đầu của thai kỳ (thời kỳ phôi), lúc các cơ quan đang tạo thành của thai nhi rât nhạy cảm với thuốc vì các tế bào đang ở pha nhân lên mạnh. Trẻ sinh ra thường chết ngay, may mắn sống sót thì mang nhiều dị tật, được gọi là “dạng sư tử biển”: những ngón chân, ngón tay có màng dính liền hoặc không có cánh tay hay cẳng chân hoặc chúng ngắn hơn bình thường, bị tổn thương não, tổn thương nội tạng..., có nhiều em suốt nhiều năm đầu đời phải gắn liền với bệnh viện, có em phải trải qua 24 cuộc phẫu thuật. Cuộc sống các em này lớn lên đều rất khó khăn, sống nhờ vào sự chăm sóc tận tình của gia đình và xã hội, một số bị bỏ rơi không nơi nương tựa! Thalidomide sau đó bị các cơ quan quản lý dược phẩm nhiều nước cấm lưu hành. Một số nhà khoa học còn lo ngại thalidomide có thể tác dụng đến thế hệ con của nạn nhân thalidomide vì có 325 người sinh con thì có 10 cháu bị dị tậ.

Nạn nhân thalidomide nổi tiếng Louise Medus

Lời xin lỗi muộn màng

Chemie Gruenenthal được cấp bằng sáng chế cho loại thuốc an thần thalidomide vào giữa thập niên 1950 đã đưa ra lời tạ lỗi đầu tiên về bi kịch thalidomide, 50 năm sau khi hàng ngàn em bé chào đời với những dị tật bẩm sinh nghiêm trọng do mẹ dùng thuốc này khi mang thai.

Ông Stock TGĐ công ty trên đã phát biểu tại buổi lễ khánh thành bức tượng đồng, tượng trưng một em bé bị tật, không có tay chân, vì hậu quả của thuốc thalidomide, ở thành phố Stolberg của Đức. Ông nói thêm rằng: “Chúng tôi xin quý vị xem sự im lặng rất lâu của chúng tôi như một dấu hiệu của sự bàng hoàng thầm lặng mà số phận của quí vị đã mang đến cho chúng tôi.” Ông Stock cho biết công ty Grunenthal đã bắt đầu thực hiện những dự án với các nạn nhân của thuốc này để cải thiện điều kiện sinh hoạt của họ. Một số tổ chức tranh đấu cho quyền lợi của nạn nhân đã bác bỏ những dự án của Grunenthal. Họ cho rằng những dự án đó “quá ít và quá trễ”.

Tổ chức Y tế Thế giới cho biết hơn 10.000 ca dị tật bẩm sinh sau khi phơi nhiễm với thuốc thalidomide đã được ghi nhận ở 46 nước.

DS. TRƯƠNG TẤT THỌ




Ý kiến của bạn