Vậy là Quốc hội nước tôi đã bỏ phiếu lần một thông qua Dự luật Cấm mang thai hộ, sau sự việc một phụ nữ buộc tội đôi vợ chồng người Australia bỏ rơi con khi biết đứa trẻ bị Down. Theo bản dự luật, bất kỳ ai kiếm lợi từ việc mang thai hộ sẽ lĩnh mức án tối đa 10 năm tù. Dự luật được thông qua bản giới thiệu đầu tiên tại Quốc hội hôm 27/11, nhà lập pháp Wallop Tungkananurak cho biết: ”Chúng tôi muốn chấm dứt suy nghĩ của những người nước ngoài rằng Thái Lan là một nhà máy sản xuất trẻ em”.
Em bé này đã bị đôi vợ chồng người Australia bỏ rơi khi biết bé bị Down.
Trên thực tế, Hội đồng Y khoa Thái Lan cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại, tuy nhiên, tại quê hương tôi, dịch vụ này vẫn tồn tại, ngay cả ở những bệnh viện sản hàng đầu. Nền công nghiệp mờ ám này bị kiểm tra gắt gao hồi mùa hè sau một loạt bê bối đẻ thuê liên quan tới người nước ngoài. Hồi tháng 8, một bà mẹ Thái Lan nhận khoản tiền 15.000 USD nhờ đẻ mướn, buộc tội đôi vợ chồng người Australia bỏ rơi đứa con bị Down. Người phụ nữ trên mang thai hộ vợ chồng đó rồi sinh đôi. Hai vị khách nước ngoài chỉ mang theo bé gái khỏe mạnh và để lại đứa con trai sau khi biết bé bị bệnh. Họ phủ nhận việc bỏ rơi đứa con, được đặt tên là Gammy, một cách có chủ ý. Ngoài vụ việc này, cảnh sát nước tôi cũng phát hiện một người đàn ông Nhật Bản là cha của ít nhất 15 đứa trẻ với các bà mẹ đẻ thuê. Tôi từng cấm một cặp đồng tính người Australia rời khỏi đây cùng đứa trẻ sơ sinh vì không chứng minh được giấy tờ hợp lệ.
Xuất phát điểm ban đầu, cho phép mang thai hộ là một đạo luật nhân đạo. Nhưng chính con người với lòng tham vô đáy, đã tận dụng nó là một khe hở để phạm tội, biến Thái Lan như một quốc gia sản xuất trẻ em. Chính vì vậy mà tôi buộc phải siết chặt vấn đề mang thai hộ. Tôi biết quyết định này sẽ là một thiệt thòi cho những nhu cầu chính đáng của các ông bố bà mẹ không may mắn.