1. Thai chết lưu là gì?
Theo định nghĩa từ Bộ Y tế Việt Nam, thai chết lưu là hiện tượng thai nhi đã phát triển trong tử cung nhưng sau đó bị chết và vẫn còn lưu lại trong tử cung người mẹ trên 48 giờ mà chưa được đẩy ra ngoài tự nhiên.
Thai chết lưu là một hiện tượng không mong muốn, gây tổn thương lớn cho bản thân sản phụ, cho cả gia đình và là một vấn đề y tế nghiêm trọng.
Theo ước tính của các tổ chức y tế toàn cầu như WHO và ACOG (Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ), có đến 1,9 triệu ca thai chết lưu xảy ra mỗi năm trên thế giới, với tỷ lệ 1 trên 72 trường hợp sinh.
2. Phân loại thai chết lưu?
Thai chết lưu thường được phân loại theo tuổi thai và tình trạng của thai nhi:
Theo tuổi thai: Thai chết lưu sớm xảy ra trước tuần thai thứ 20, khi phôi thai đã ngừng phát triển. Thai chết lưu muộn xảy ra từ tuần thai thứ 20 đến trước khi sinh, thường trong tam cá nguyệt thứ hai và ba. Theo WHO, một số trường hợp chỉ được tính từ tuần thứ 28, phục vụ cho tiêu chuẩn thống kê quốc tế theo tình trạng của thai nhi:
Phân loại này giúp các bác sĩ xác định nguyên nhân, tiến hành các biện pháp can thiệp cần thiết để xử lý và ngăn ngừa biến chứng cho mẹ trong các thai kỳ tiếp theo.
Thai bị tiêu: Ở giai đoạn sớm (thường là dưới 8 tuần), khi phôi thai có thể tiêu hoàn toàn, chỉ còn lại một bọc trống. Thai bị teo đét xảy ra từ tuần thứ 12 đến tuần 20. Thai ngừng phát triển và dần teo lại, các mô giảm đi và không phát triển thêm. Thai bị úng mục xảy ra từ tháng thứ 5 trở đi. Lúc này, thai nhi bị phân hủy từ từ trong tử cung, lớp da bong dần và nội tạng bắt đầu tan rã.
Những nguyên nhân thường gặp dẫn đến thai chết lưu:
Bất thường về nhiễm sắc thể: Những sai lệch nhiễm sắc thể như hội chứng Down, Edward, và Patau có thể dẫn đến phát triển không hoàn thiện và mất khả năng sống sót.
Dị tật bẩm sinh: Các bất thường nghiêm trọng trong tim, não và các cơ quan quan trọng khác có thể khiến thai nhi ngừng phát triển.
Chậm phát triển trong tử cung (FGR): Tình trạng này xảy ra khi thai nhi không nhận đủ dưỡng chất hoặc oxy, dẫn đến suy dinh dưỡng và thiếu oxy nghiêm trọng.
Bánh nhau bất thường: Bánh nhau phát triển không bình thường hoặc bị bong non có thể làm giảm nguồn cung cấp oxy và dưỡng chất, khiến thai dễ bị tổn thương.
Dây rốn bất thường: Các tình trạng như dây rốn thắt nút, bị chèn ép, hoặc dây rốn quấn quanh cổ có thể gây ngừng cung cấp máu đột ngột đến thai.
Thiếu nước ối: Nếu nước ối quá thấp, thai nhi dễ bị chèn ép và có nguy cơ cao bị tổn thương cơ học hoặc thiếu oxy.
Bệnh mãn tính: Tiểu đường, cao huyết áp và các bệnh lý tự miễn như lupus làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, gây ra thiếu oxy đến thai.
Nhiễm trùng: Bệnh nhiễm trùng như giang mai và sốt rét có thể truyền qua nhau thai, gây tổn thương nghiêm trọng cho thai nhi.
Lối sống và thói quen xấu: Hút thuốc lá, uống rượu, lạm dụng chất kích thích làm suy yếu sức khỏe của mẹ và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Tuổi của mẹ: Phụ nữ lớn tuổi có tỷ lệ cao về các biến chứng như tiền sản giật, làm giảm khả năng nuôi dưỡng thai nhi.
Nguyên nhân chưa rõ: Trong khoảng 25 - 60% các trường hợp thai chết lưu, nguyên nhân không thể xác định chính xác dù đã thực hiện các xét nghiệm chi tiết. Những trường hợp này có thể do các yếu tố sinh học hoặc môi trường chưa được nhận diện đầy đủ.
Yếu tố kết hợp: Một số thai chết lưu có thể xảy ra do sự kết hợp của nhiều yếu tố như sức khỏe của mẹ, tình trạng của thai, ảnh hưởng từ nhau thai và dây rốn.
3. Nguyên nhân thai chết lưu?
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến thai lưu vì vậy rất khó xác định được lý do cụ thể và thường được phân loại thành các nhóm chính:
Bất thường thai nhi: Vấn đề phần phụ: Các yếu tố từ mẹ: Nguyên nhân không xác định: Triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán thai chết lưu dưới 20 tuần tuổi.
Lâm sàng :
– Nhiều trường hợp không có triệu chứng làm cho phát hiện muộn, một số trường hợp người bệnh thấy bụng bé đi hoặc không to lên dù mất kinh đã lâu.
– Bệnh cảnh lâm sàng hay gặp:
+ Người bệnh đã có dấu hiệu của có thai như chậm kinh, hCG dương tính, siêu âm đã thấy có thai và hoạt động của tim thai.
+ Ra máu âm đạo: Máu ra tự nhiên, ít một, máu đỏ sẫm hay nâu đen.
+ Đau bụng: Thường không đau bụng, chỉ đau bụng khi dọa sẩy hay đang sẩy thai lưu.
– Khám: Thấy tử cung bé hơn tuổi thai, mật độ tử cung đôi khi chắc hơn so với mật độ tử cung có thai sống.
Cân lâm sàng :
– βhCG:
+ βhCG trong nước tiểu chỉ âm tính sau khi thai đã chết một thời gian.
+ Nồng đồ βhCG: Thấp hơn so với tuổi thai hay tốc độ tăng của βhCG không theo qui luật của thai sống.
– Siêu âm: là thăm dò có giá trị, cho chẩn đoán sớm và chính xác:
+ Thấy âm vang thai rõ ràng mà không thấy hoạt động tim thai. Hình ảnh túi ối rỗng (chỉ nhìn thấy túi ối mà không thấy âm vang thai), túi ối rỗng với bờ méo mó, không đều. Trong trường hợp nghi ngờ, nên kiểm tra lại sau 1 tuần để xem tiến triển của túi ối
+ Có âm vang thai: Không thấy hoạt động tim thai.
4. Triệu chứng thai chết lưu
Thai lưu dưới 20 tuần:
Đa số giai đoạn sớm, thai lưu thường không có triệu chứng, việc chẩn đoán sớm gặp nhiều khó khăn.
- Bệnh nhân có các dấu hiệu có thai: Chậm kinh, triệu chứng mệt mỏi, nôn nghén, test thử thai dương tính, siêu âm có thể thấy thai và tim thai dương tính.
- Sau đó, bệnh nhân tự nhiên thấy ra máu âm đạo, số lượng thường ít, hầu như không đau bụng, máu thường màu nâu, đen, thẫm màu.
- Khi khám thấy tử cung bé hơn so với tuổi thai thực, mật độ tử cung có thể chắc hơn.
Thai lưu trên 20 tuần
- Dấu hiệu chính là bệnh nhân không thấy thai máy, thai cử động nữa và đây là nguyên nhân làm cho người mẹ phải đi khám. Dựa vào đó, bác sĩ có thể dự đoán được thời gian bị lưu thai.
- Hai vú tiết sữa non cũng là triệu chứng thường gặp, bệnh nhân có thể cảm nhận được bụng không to lên nữa hoặc thậm chí bé đi.
- Có thể tự nhiên thấy ra máu âm đạo nhưng triệu chứng này hiếm gặp ở thai lưu hơn 20 tuần.
- Người mẹ có thể có một số triệu chứng: chóng mặt, sốt cao, chuột rút…
- Mẹ có thể thấy giảm ốm nghén, hết thèm ăn.
Bác sĩ thăm khám thấy:
- Tử cung bé hơn so với tuổi thai, hoặc kích thước tử cung giảm đi ở hai lần đo khác nhau và đặc biệt lại do một người đo.
- Bác sĩ thăm khám, sờ nắn khó thấy phần thai như thai thường, không nghe dược tim thai bằng ống nghe gỗ/ Doppler cầm tay.
- Tử cung co cứng hơn.
5. Phòng ngừa thai chết lưu
Trước khi mang thai:
- Mẹ cần khám sức khỏe tiền sản để sớm phát hiện và điều trị các bệnh lý có thể gây ảnh hưởng tới thai kỳ.
- Điều trị các bệnh lý mạn tính như gan, thận, tiểu đường, huyết áp cao,...
- Ngưng hút thuốc, không sử dụng các chất kích thích
Trong khi mang thai:
- Tránh sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
- Chú ý đến những dấu hiệu bất thường: đau bụng, ra máu, ra nước âm đạo, giảm nôn nghén, tiết sữa nôn, thai giảm máy, giảm cử động thai.
- Bảo vệ sức khỏe, tránh nhiễm các bệnh như virus…
- Chế độ dinh dưỡng cân đối, nghỉ ngơi lao động hợp lý.
- Khám thai định kỳ đầy đủ và khám ngay khi có bất thường.
- Bổ sung đầy đủ vitamin, acid folic để giảm nguy cơ dị tật cho thai nhi.
6. Các biện pháp điều trị thai chết lưu
Khi phát hiện và chẩn đoán chính xác thai đã chết lưu, việc làm ngay là thai phải được lấy ra khỏi cơ thể người mẹ sớm. Nếu thai lưu càng lâu càng xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới sức khỏe người mẹ, thậm chí có thể ảnh hưởng đến khả năng có thai lần sau.
Với đa số các trường hợp thai lưu, nếu bác sĩ xác định sức khỏe mẹ ổn định thì có thể theo dõi chuyển dạ tự nhiên hoặc kích thích chuyển dạ bằng thuốc. Trường hợp sức khỏe của mẹ bị ảnh hưởng, bác sĩ cần chỉ định lấy thai ra càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, hiếm khi thai chết lưu được lấy ra bằng mổ lấy thai để giảm thiểu ảnh hưởng tới sức khỏe người mẹ và sự toàn vẹn của tử cung.
Cần giải quyết tình trạng rối loạn đông máu nếu có trước khi can thiệp lấy thai ra:
- Truyền tĩnh mạch fibrinogen hoặc máu toàn phần hoặc sử dụng heparin.
Các phương pháp lấy thai ra:
-Nong cổ tử cung, nạo buồng tử cung:
+Áp dụng cho các trường hợp thai chết lưu nhỏ, thường 3 tháng đầu. Chú ý khi thực hiện thủ thuật, bác sĩ cần giảm đau thật tốt cho bệnh nhân, sử dụng thuốc tăng co và kháng sinh. Theo dõi tình trạng chảy máu âm đạo sau thủ thuật, tránh nguy cơ chảy máu, băng huyết.
-Gây chuyển dạ sinh:
Áp dụng cho thai lưu trên 3 tháng:
Phương pháp Stein cải tiến: dùng estrogen 10mg/ngàyx 3 ngày, ngày thứ tư truyền oxytocin tĩnh mạch(30UI/ngày), mỗi đợt truyền 3 ngày liên tục, các đợt cách nhau 7 ngày. Đa số thai được sổ ra sau 1- 2 ngày đầu tiên truyền oxytocin.
Truyền oxytocin tĩnh mạch đơn thuần: Giống phương pháp Stein cải tiến nhưng không dùng estrogen. Ưu điểm của phương pháp này thời gian khi điều trị ngắn, hiệu quả tương đương phương pháp Stein.
Dùng Prostaglandin: Sử dụng phổ biến là prostaglandin E2. Đường dùng có thể là đặt trong âm đạo, đặt vào đường hậu môn hoặc ngậm thuốc dưới lưỡi; liều dùng phụ thuộc vào tuổi thai.