Thả chim đại bàng quý hiếm về Vườn quốc gia Cúc Phương

19-03-2024 11:33 | Xã hội

SKĐS - Đại bàng đầu nâu là loài động vật rừng cực kỳ nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm IB danh mục các loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm theo Nghị định 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Tiêu hủy hàng trăm dụng cụ bẫy, giải cứu chim trờiTiêu hủy hàng trăm dụng cụ bẫy, giải cứu chim trời

SKĐS - Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp tháo gỡ, tiêu hủy hàng trăm phương tiện, dụng cụ bẫy chim trời.

Sáng 19/3, đại diện Vườn quốc gia Cúc Phương cho biết, chiều 18/3, Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật của vườn đã thả cá thể đại bàng đầu nâu quý hiếm về môi trường tự nhiên.

Tham gia tái thả chim đại bàng có các nhà khoa học Vườn quốc gia Cúc Phương, các chuyên gia, bác sĩ trực tiếp cứu hộ cá thể. Hoa hậu hoàn vũ Việt Nam năm 2017 H'Hen Nie, đại sứ của tổ chức cứu trợ hoang dã WildAid cũng có mặt tại buổi tái thả chim.

Thả chim đại bàng quý hiếm về Vườn quốc gia Cúc Phương- Ảnh 2.

Cá thể đại bàng đầu nâu được tái thả về tự nhiên ở Vườn quốc gia Cúc Phương.

Chim đại bàng đầu nâu có tên khoa học là Aquila heliaca. Đây là loài động vật rừng cực kỳ nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm IB, có tên trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ IUCN.

Cá thể chim đại bàng đầu nâu này trước đó được anh Nguyễn Văn Quế (trú tỉnh Bắc Giang) giao nộp cho Vườn quốc gia Cúc Phương cứu hộ, chăm sóc.

Sau khi tiếp nhận, Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật, Vườn quốc gia Cúc Phương đã cùng nhóm các bác sĩ, chuyên gia nước ngoài làm việc cho tổ chức Save Vietnam Wildlife và Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình khám tổng quát lấy mẫu phân, máu để xét nghiệm bệnh và ký sinh trùng, chụp Xquang, siêu âm kiểm tra chuyên sâu. 

Kết quả thăm khám cho thấy, con vật đã bị bắn trước đó và hiện còn một mảnh đạn vẫn đang găm ở vùng cơ ngực, hệ thống tiêu hóa bị suy yếu. Sau một tuần được chăm sóc và điều trị, sức khỏe chim đại bàng tiến triển tốt, đủ điều kiện và được tái thả về tự nhiên.

Những hành động tưởng chừng vô hại nhưng vi phạm pháp luật về động vật hoang dãNhững hành động tưởng chừng vô hại nhưng vi phạm pháp luật về động vật hoang dã

SKĐS - Sưu tầm, nuôi nhốt, buôn bán, sử dụng trang sức từ ngà voi, dùng mật gấu với mục đích chữa bệnh... đều là những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã mà ít người để ý.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Hàng nghìn bị hại đổ về phiên tòa xét xử chủ tịch  Tân Hoàng Minh và con trai | SKĐS


Tô Hội
Ý kiến của bạn