Hà Nội

Tết này, làm sao thoát khỏi "ám ảnh" viêm loét dạ dày?

28-01-2019 09:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Dịp Tết đến xuân về là thời điểm thuận lợi cho những cơn đau dạ dày khởi phát hoặc trở nên “kinh hoàng” hơn với các triệu chứng như đau - nóng rát vùng thượng vị, ợ chua, ợ hơi, đầy chướng bụng, buồn nôn, nôn sau khi ăn… Làm thế nào để bạn thoát khỏi nỗi “ám ảnh” này và tận hưởng một cái Tết vui vẻ, ăn uống ngon lành?

Viêm loét dạ dày dễ khởi phát, tấn công nhiều người vào dịp lễ Tết ( ảnh minh họa)

Vì sao cơn đau viêm loét dạ dày thường tăng “đột biến” vào dịp Tết?

Giải đáp độc giả trong chương trình “Điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả” vừa qua, Ths.BS Hoàng Khánh Toàn - Chủ nhiệm Khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 lý giải: “Các cụ có câu ‘Bệnh tòng nhập khẩu’, bệnh từ miệng mà vào. Tết đến có nhiều nguy cơ mắc bệnh dạ dày hoặc làm bệnh nặng thêm: ăn uống không điều độ, ăn vội vã, ăn nhiều, nhất là các món béo bổ khó tiêu, chua cay. Đặc biệt lạm dụng chất kích thích bia rượu, cà phê, trà đặc, đồ uống có gas. Vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo, như nhiễm vi khuẩn HP, nhiễm độc. Giờ giấc sinh hoạt đảo lộn, ngủ ít làm co bóp dạ dày, tiết dịch dạ dày bị rối loạn. Đây là những yếu tố nguy cơ làm bệnh dạ dày nặng lên”.

Đặc biệt, viêm loét dạ dày mạn tính rất dễ tái phát trong khoảng thời gian này. Bốn nguyên nhân chính đó là:

-     Chế độ ăn uống nhiều rượu bia, chất béo: Những chén rượu chúc Xuân, ly bia mừng năm mới, những bữa tiệc tất niên, tân niên sum họp gia đình với các loại đồ ăn nhiều chất béo (bánh chưng, giò, chả...), thực phẩm chua cay (hành muối, bò khô…) là các thực phẩm khó tiêu, dung nạp trong thời gian ngắn kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid hơn bình thường; tác động xấu đến niêm mạc dạ dày; gây viêm loét, ợ chua, đau bụng, nôn mửa, thậm chí là chảy máu dạ dày.

-     Sinh hoạt thất thường, stress: Thức khuya, ngủ không đủ giấc, ăn uống thất thường, áp lực công việc nhiều vào dịp tết cũng góp phần khiến tình trạng đau dạ dày xuất hiện và tiến triển, nhất là với những người có tiền sử đau dạ dày mãn tính

-     Sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, cà phê… gây ức chế sự tạo thành chất nhầy, đồng thời kích thích tiết ra nhiều acid dịch vị, làm tăng nguy cơ tổn thương niêm mạc dạ dày.

-     Thời tiết giá rét, mưa phùn trong những ngày đầu xuân cũng tạo điều kiện cho cơn đau dạ dày tái phát hoặc khiến người bệnh cảm thấy cơn đau nặng nề hơn. Theo số liệu thống kê y tế, có tới trên 70% số người viêm loét dạ dày có cơn đau trong mùa rét.

Triệu chứng viêm loét dạ dày thường gặp nhất là đau rát vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, xuất hiện khi đói hoặc nửa đêm về sáng, đầy bụng, đau xuyên ra sau lưng, đau lan sang phải.

Biến chứng của viêm loét dạ dày nặng có thể dẫn tới xuất huyết tiêu hóa với các triệu chứng như nôn ra máu, chóng mặt, có máu trong phân, buồn nôn liên tục hoặc nôn mửa hay tái diễn; đau dữ dội, đột ngột ở thượng vị, dù đã uống thuốc chống loét nhưng vẫn không hết đau, có thể làm thủng dạ dày.

Bí quyết thoát khỏi "ám ảnh" viêm loét dạ dày dịp Tết

Tết là dịp quan trọng nhưng chúng ta không nên bắt cơ thể “phải, phải, phải” quá nhiều thứ từ công việc đến ăn uống, tiệc tùng, chúc tụng…, không chỉ làm tái phát bệnh viêm loét dạ dày mà còn gây hại cho cả hệ tim mạch và hệ thần kinh trung ương.

Quan trọng nhất, theo các chuyên gia, người bệnh đau dạ dày cần lưu ý các bí quyết sau để thoát khỏi cơn đau, viêm loét dạ dày trong dịp tết:

-      Hạn chế các thức ăn xào, rán, nhiều gia vị, dưa, cà, hành muối, các quả chua, chuối tiêu.

-      Tránh ăn những thức ăn có mảnh (cạnh) sắc, dai cứng như xương băm, sụn, tôm, cua, cá rán...

-      Tránh ăn quá nóng, quá lạnh hay quá no vì ăn nóng quá làm niêm mạc dạ dày sung huyết, lạnh quá làm dạ dày co bóp mạnh hơn dễ gây đau, thậm chí chảy máu, còn ăn quá no lại làm dạ dày căng to, co bóp yếu, ảnh hưởng đến quá trình nhào trộn tiêu hoá thức ăn.

-      Ăn uống điều độ và thành bữa để dạ dày có lúc nghỉ ngơi.

-      Hạn chế rượu, bia, thuốc lá, trà đặc, cà phê.

-      Tránh thức quá khuya, tránh áp lực công việc nhiều

-      Chú ý phòng chống lạnh tốt, mặc đủ ấm, ngủ ấm, không để cơ thể bị nhiễm lạnh.

Curcumin hướng đích dạng viên sủi tan hoàn toàn trong nước là giải pháp tiện dụng giúp thoát khỏi ám ảnh viêm loét dạ dày dịp Tết (ảnh Scurma Fizzy)

Đặc biệt, ngoài những lưu ý trên, theo Ths.BS Hoàng Khánh Toàn, viêm loét dạ dày cần kiểm soát tốt từ bên trong, tức là ngay tại các vị trí ổ viêm, loét trong dạ dày.

Người bệnh hoặc đang có nguy cơ đau, viêm loét dạ dày cần duy trì đều đặn chế độ điều trị, những ngày tết có thể sử dụng viên sủi Curcumin hướng đích hàng ngày giúp tăng hiệu quả đẩy lùi các cơn đau, viêm loét dạ dày nhanh hơn. Sau khi vào bên trong cơ thể, Curcumin hướng đích được nghiên cứu để chỉ nhắm đến các ổ viêm loét trong dạ dày, từ đó phát huy tác dụng cao hơn, hỗ trợ giảm liều và thời gian dùng thuốc. Đây là thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, ĐH Quốc gia Hà Nội với tên thương mại là SCurma Fizzy.

Hân Hân

Scurma Fizzy - Khỏe dạ dày, vui cuộc sống!

SCurma Fizzy - Viên sủi curcumin hướng đích đầu tiên tại Việt Nam là bước đột phá trongY học có ý nghĩa vô cùng to lớn cho bệnh nhân viêm loét dạ dày trào ngược.

SCurma Fizzy ứng dụng công nghệ hướng đích tạo ra tinh chất nghệ Curcumin hướng đíchgiúp tập trung tác dụng hiệu quả tại các tế bào viêm loét dạ dày, tế bào tiền ung thư, giúptăng hiệu quả hỗ trợ điều trị và  rút ngắn thời gian điều trị. Sản phẩm đã được các nhà khoahọc chứng minh hướng đích gấp 70 lần nano curcumin thông thường.

Sản phẩm được phân phối độc quyền bởi Công ty Cổ phần Elepharma

VPGD: Số nhà 9, đường Trương Công Giai, Q.Cầu Giấy, TP. Hà Nội

GPKD số 0107844969 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp ngày 15/01/2015

Sản xuất: Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà

Hotline tư vấn (miễn phí): 1800 6091

Website: https://scurmafizzy.com/

Số GPQC: 01945/2017/ATTP-XNQC

Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Ý kiến của bạn