Tết buồn tủi của những lao động có nhà không dám về vì sợ lây lan COVID-19

12-01-2022 11:25 | Xã hội
google news

SKĐS - Chỉ còn gần 3 tuần nữa, người dân cả nước sẽ bước vào kỳ nghỉ Tết Nhâm Dần 2022 dự kiến kéo dài 9 ngày. Với số ngày nghỉ lễ dài, nhiều người mong chờ được trở về quê để gặp lại gia đình sau một năm bị hạn chế di chuyển vì dịch bệnh.

Thần tốc tiêm vaccine và đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 dịp Tết Nhâm DầnThần tốc tiêm vaccine và đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 dịp Tết Nhâm Dần

SKĐS - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 28/CĐ-TTg ngày 11/1/2022 về việc thần tốc tiêm vaccine và đẩy mạnh thực hiện các biện pháp phòng COVID-19.

Dù vậy, trước thềm năm mới, các địa phương đang ban hành quy định khác nhau về việc cách ly, khiến người dân lo lắng, bối rối.

Cách ly tại nhà 7 ngày với người về từ vùng đỏ và cam

Tại Phú Thọ, UBND tỉnh yêu cầu người dân trở về từ các xã, phường thuộc cấp độ 1, cấp độ 2 chủ động tự theo dõi sức khỏe 7 ngày, khuyến khích tự thực hiện xét nghiệm test nhanh kháng nguyên.

Nếu trở về từ địa phương thuộc cấp độ dịch 3 và 4, người dân phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ. Người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine phải tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày; người chưa tiêm đủ 2 liều vaccine phải cách ly tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày, sau đó tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo.

Tin sáng 12/1: Điều kiện về quê ăn Tết, người dân từng tỉnh, thành cần biết - Ảnh 2.

Từ ngày 8/1, Hải Phòng dừng vận tải khách tại bến xe Vĩnh Niệm sau khi địa phương nâng cấp độ dịch thành vùng đỏ. Ảnh: Nguyễn Dương

Ngoài ra, Phú Thọ quy định người đến từ ngoại tỉnh trong ngày, không lưu trú lại thì chỉ cần khai báo y tế bằng quét mã QR-code tại các địa điểm đến.

Hải Phòng yêu cầu thực hiện biện pháp cách ly người về từ vùng đỏ và vùng cam tương tự Phú Thọ. Đồng thời, người từ vùng vàng và vùng xanh về Hải Phòng phải tự theo dõi sức khỏe trong 7-14 ngày, tương ứng với trường hợp vừa khỏi COVID-19, đã tiêm đủ 2 mũi vaccine và chưa tiêm đủ.

Hôm 8/1, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hải Phòng công bố toàn thành phố trở thành vùng có nguy cơ rất cao về dịch COVID-19 (vùng đỏ) sau khi 131/218 xã, phường chuyển cấp độ 4.

Tỉnh Hưng Yên yêu cầu người ở địa phương khác trở lại tỉnh, người từ vùng dịch về địa bàn, người từ địa phương khác về quê ăn Tết, phải có kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ hoặc test nhanh ngay khi về đến địa phương.

Người dân phải thực hiện khai báo y tế, tự cách ly tại nhà 14 ngày nếu chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine hoặc 7 ngày nếu đã tiêm đủ 2 mũi. Khi kết thúc cách ly, người dân phải tự test nhanh COVID-19, có kết quả âm tính mới được tham gia hoạt động tại cộng đồng.

Từng là điểm nóng về COVID-19 năm 2021 nhưng Bắc Ninh hiện nới rộng quy định với người dân từ địa phương khác trở về. Theo đó, người từ những nơi có cấp độ dịch 3 và 4 chỉ cần xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2, nếu âm tính thì không phải cách ly.

Dù vậy, với các hoạt động trong tỉnh, Bắc Ninh quy định khá chặt chẽ khi đề nghị người dân không ra ngoài từ 22h đêm đến 4h sáng, trừ trường hợp đi làm công vụ, đưa người đi cấp cứu, làm ca đêm... Địa phương yêu cầu dừng toàn bộ dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar, phòng gym, rạp chiếu phim; hàng quán chỉ bán mang về.

Trong khi đó, Vĩnh Phúc quy định người từ địa bàn dịch cấp độ 4 (vùng đỏ) dù đã tiêm đủ 2 mũi vaccine vẫn phải cách ly 7 ngày tại nhà, tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo; xét nghiệm 2 lần. Trường hợp chưa tiêm đủ liều vaccine thì cách ly tại nhà 14 ngày và sẽ phải cách ly tập trung nếu nơi lưu trú không đủ điều kiện.

Người trở về Hải Dương từ các tỉnh, thành phố có dịch lây lan rộng trong cộng đồng phải khai báo y tế và tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày. Trường hợp có dấu hiệu ho, sốt, khó thở, đau họng… phải báo cho y tế địa phương.

Tỉnh Yên Bái yêu cầu tất cả người dân về địa phương trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán sắp tới phải khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm tầm soát (2 lần vào ngày thứ nhất và ngày thứ 3).

Cụ thể, ngày 10/1, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh tỉnh Yên Bái vừa có công văn yêu cầu các sở, ban, ngành; Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần và triển khai điều trị F0 tại nhà.

Nhiều tỉnh không cách ly người về quê

Ở miền Trung, Thanh Hóa là địa phương đầu tiên ban hành quy định cách ly người về quê ăn Tết, đồng thời ra thư ngỏ khuyến cáo, vận động người dân làm ăn xa không về quê dịp Tết nếu không thật sự cần thiết. Việc này làm dấy lên tranh cãi trong thời gian qua.

Về quy định cụ thể, ông Đầu Thanh Tùng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, cho biết theo văn bản số 289 của địa phương, người về từ vùng dịch xanh và vàng không phải cách ly y tế. Người từ vùng đỏ và cam tùy theo trường hợp tiêm vaccine đủ hay chưa hoặc dựa trên việc tiếp xúc F1, F2 sẽ có từng hướng dẫn riêng. Tuy nhiên, đa số sẽ cách ly tại nhà 7 ngày.

Tương tự, với trường hợp trở về từ vùng đỏ và cam nhưng đã tiêm đủ 2 liều vaccine hoặc đã khỏi COVID-19, Hà Tĩnh vận động người dân cam kết cách ly tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày, xét nghiệm vào ngày thứ nhất. Người tiêm chưa đủ liều vaccine cách ly 7 ngày tại nhà và tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo, xét nghiệm 2 lần trong thời gian cách ly.

Nếu về Hà Tĩnh từ nơi có nguy cơ dịch ở cấp 1 và 2, người dân được khuyến cáo khai báo y tế theo quy định, thực hiện nghiêm 5K và hạn chế tiếp xúc.

Nghệ An, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên không yêu cầu cách ly và giám sát y tế đối với người dân về quê ăn Tết mà chỉ khuyến cáo người dân thực hiện 5K. Riêng Thừa Thiên - Huế chỉ cách ly tại nhà với người dân trở về từ vùng có mức độ dịch ở cấp 4 (vùng đỏ).

Nhiều địa phương khác ở Nam Bộ như Cà Mau, Sóc Trăng, TP Cần Thơ, Vĩnh Long, Kiên Giang… áp dụng quy định thông thoáng, thích ứng an toàn, không quy định cách ly người về từ các tỉnh, thành phố khác.

PGS.TS Nguyễn Việt Hùng - Phó chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội, cho rằng trong giai đoạn hiện nay, các địa phương khó có thể áp dụng biện pháp hành chính để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch. Việc tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại, làm việc và sinh hoạt là rất quan trọng trong bối cảnh thích ứng an toàn, linh hoạt hiện nay.

"Hạn chế đi lại, hay cách ly người về từ vùng dịch là biện pháp chống dịch của quá khứ, không nên mang để áp dụng lúc này. Một địa phương đặt thêm các quy định giữ an toàn cho tỉnh mình là không còn phù hợp", ông Hùng nói.

TP.HCM: Học sinh mầm non đến lớp 6 có thể đến trường sau Tết, sẽ tạo điều kiện học tập tốt nhất

Lãnh đạo UBND TP.HCM cho biết, toàn địa bàn đang khôi phục dần để học sinh có thể học tập bình thường. Hiện tại, học sinh từ lớp 7 trở lên đã có thể đi học trực tiếp, song song với học trực tuyến.

Với khối lớp từ Mầm non đến lớp 6, UBND thành phố đã yêu cầu sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM xây dựng kế hoạch để các em có thể quay lại trường sau Tết Nhâm Dần 2022. Phương châm của thành phố là tạo điều kiện hết sức cho các em được học tập nhưng phải đảm bảo an toàn với dịch COVID-19.

"Thế hệ học sinh hiện nay đã chịu thiệt thòi trong suốt 2 năm qua do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Chúng ta cần bù đắp lại cho các cháu trong thời gian tới bằng việc tạo điều kiện học tập tốt nhất", báo Người lao động dẫn lời ông Dương Anh Đức nhấn mạnh.

Theo ông, trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 năm tiếp theo, TP.HCM đã xây dựng chiến lược y tế, chiến lược phòng thủ để bảo vệ người dân trước dịch bệnh. Bên cạnh dịch COVID-19, ngành y tế thành phố còn cần ứng phó với các loại dịch bệnh thông thường khác.

Theo Tri thức trực tuyến, trước đó, tại buổi họp báo về tình hình dịch COVID-19 ở TP.HCM, đại diện sở Giáo dục và Đào tạo phủ nhận việc chờ hoàn thành tiêm vaccine cho nhóm 5-11 tuổi thì mới đề xuất cho học sinh tiểu học trở lại trường.

Sở GD&ĐT khẳng định đây chỉ là một trong các tiêu chí để quyết định. Đơn vị đã chuẩn bị và tham mưu lãnh đạo TP.HCM để mở rộng dạy học trực tiếp. Còn thời gian, kế hoạch cụ thể theo chỉ đạo của UBND TP.HCM.

Thông tin mới nhất về sức khoẻ Hoàng Đức, Văn Toàn sau khi mắc COVID-19

Tin sáng 12/1: Điều kiện về quê ăn Tết, người dân từng tỉnh, thành cần biết; thông tin mới nhất về sức khoẻ Hoàng Đức, Văn Toàn sau khi mắc COVID-19 - Ảnh 5.

Hoàng Đức là một trong những trụ cột của tuyển Việt Nam hiện tại. Ảnh: VFF

Sau khi trở lại từ AFF Cup 2020, tuyển Việt Nam xả trại 10 ngày cho các cầu thủ về thăm gia đình sau thời gian dài tập trung. Trong khoảng thời gian này, hai ngôi sao Nguyễn Hoàng Đức và Nguyễn Văn Toàn đã mắc COVID-19. Cả hai đều quê ở Hải Dương và có thể nhiễm virus SARS-Cov-2 trên hành trình về quê.

Nguyễn Hoàng Đức và Nguyễn Văn Toàn đều đã tiêm đủ 2 mũi vaccine trước khi tham dự AFF Cup 2020 tại Singapore. Bộ đôi này cùng các thành viên khác của tuyển Việt Nam được tiêm mũi thứ 3 vào ngày 3/1 vừa qua. Nhờ vậy, ảnh hưởng của COVID-19 với sức khỏe Hoàng Đức và Văn Toàn không đáng kể.

Theo nguồn tin của Tiền Phong, Hoàng Đức đã khỏi bệnh và cách ly y tế theo quy định tại Hải Dương. Trong khi đó, Văn Toàn đang điều trị tại Hà Nội. Cả hai đều khỏe và không có triệu chứng rõ ràng của bệnh.

Theo kế hoạch, tuyển Việt Nam sẽ tập trung trở lại vào ngày 13/1 tới để chuẩn bị cho các trận đấu tại vòng loại thứ 3 World Cup 2022 châu Á vào cuối tháng này, làm khách Australia vào ngày 27/1 trước khi tiếp đón Trung Quốc vào ngày 1/2. Dự kiến vào ngày 20/1 hoặc ngày 21/1, thầy trò HLV Park Hang-seo sẽ bay sang Australia.

Sức khỏe của Hoàng Đức và Văn Toàn sẽ tiếp tục được bộ phận y tế tuyển Việt Nam theo dõi trong ngày tới. Nếu âm tính với SARS-CoV-2 và đủ điều kiện khỏi bệnh, cả hai sẽ được phép tập trung cùng đội tuyển. Trong trường hợp chưa hết thời hạn cách ly, cả hai nhiều khả năng sẽ không sang Australia cùng các thành viên khác.

Hà Nội có 467 ca COVID-19 nặng và nguy kịch

Sáng 11/1, Sở Y tế Hà Nội thông tin, tính đến hết ngày 10/1, Hà Nội có 48.524 ca F0 đang được điều trị và cách ly, trong đó có 38.685 người (chiếm gần 80%) đang điều trị tại nhà, số còn lại điều trị tại cơ sở y tế.

Theo đó, 4.408 F0 điều trị tại bệnh viện có 467 trường hợp nặng, nguy kịch (tăng 17 ca so với ngày trước đó).

Hậu Giang: Toàn tỉnh vùng cam, đến UBND tỉnh họp phải có xét nghiệm âm tính COVID-19

Tin sáng 12/1: Điều kiện về quê ăn Tết, người dân từng tỉnh, thành cần biết - Ảnh 3.

Bản đồ COVID-19 tỉnh Hậu Giang mới cập nhật, tất cả 75 xã/phường/thị trấn đều vùng "nguy cơ cao".

Tính đến 12 giờ ngày 10/1, tất cả 75/75 xã/phường/thị trấn (gọi chung là xã) trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đều ở cấp độ 3 (nguy cơ cao, vùng cam).

Về các biện pháp hành chính áp dụng theo từng cấp độ dịch, các xã được cập nhật đánh giá cấp độ 3 tổ chức thực hiện các biện pháp hành chính tương ứng theo mức độ dịch cấp 3 quy định tại Quyết định số 1988/QĐ-UBND ngày 20/10/2021 và Công văn số 2324/UBND-NCTH ngày 20/10/2021 của UBND tỉnh Hậu Giang về tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh.

Trước đó, tại lần cập nhật gần đây nhất là hôm 16/12/2021, Hậu Giang có 4 xã ở cấp độ 2 (nguy cơ trung bình, vùng vàng) và 71 xã cấp độ 3 (nguy cơ cao, vùng cam).

Hàng loạt cửa hàng ăn uống ở Hải Dương đóng cửa

Tin sáng 12/1: Điều kiện về quê ăn Tết, người dân từng tỉnh, thành cần biết - Ảnh 4.

Quán ăn mở cửa ở TP Hải Dương

Sau khi Thường trực Tỉnh uỷ Hải Dương ra văn bản yêu cầu các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống phải tổ chức xét nghiệm nhanh hoặc yêu cầu khách đến ăn xuất trình kết quả xét nghiệm PCR (thời hạn 72h), UBND TP Hải Dương đã ra tiếp văn bản điều chỉnh các biện pháp chống dịch.

Trong đó, TP yêu cầu chủ các cơ sở ăn uống phải tự tổ chức xét nghiệm cho khách trước khi ăn. Kinh phí xét nghiệm do chủ cơ sở chi trả.

Vì vậy, nhiều cửa hàng ăn uống ở TP Hải Dương, huyện Thanh Miện (Hải Dương) tự đóng cửa vì sợ lỗ khi bán hàng mà phải xét nghiệm cho khách đến sử dụng dịch vụ, ghi nhận trên báo Vietnamnet.

Tết buồn tủi của những lao động có nhà không dám về vì sợ lây lan COVID-19

"Dịch bệnh, Tết này vợ chồng con không về được, bố mẹ ở nhà đừng buồn nhé. Hết dịch, chúng con cho cháu về chơi với ông bà sau." Nghe con trai thông báo vậy, ở đầu dây bên kia, ông Nguyễn Văn Bằng (SN 1970, quê huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) lập tức tắt máy.

Vì là năm đầu tiên có cháu nội nên ông Nguyễn Văn Bằng (SN 1973) và bà Đỗ Thị Phương (SN 1970) đều rất mong ngóng con cháu. Tết này, ông Bằng dự định ăn đụng nửa con lợn chừng 40kg vừa để gói giò vừa làm nhân bánh chưng. Phần thịt thừa ông sẽ cho vào tủ lạnh, để ra Giêng các con mang đi làm. Chiều 28 Tết, hai bố con sẽ cùng đi chợ sẽ mua một cành đào to để cả nhà cùng chụp ảnh, ngày 29 cả nhà sẽ quây quần gói bánh chưng.

Nghe tin con trai không về ăn Tết, ông Bằng giận lắm, đang nghe điện thoại ông lập tức cúp máy. Ông Bằng sang hàng xóm hủy kèo thịt lợn và nhắc bà Tám hàng xóm không cần để phần lá dong nữa. "Có hai vợ chồng thì mua hai cái bánh chưng cũng gọi là xong Tết, cần gì thịt lợn với gà...", ông Bằng nói giọng hờn trách.

Quảng Ninh lên phương án đảm bảo thực phẩm, cách ly nếu 10% dân số là F0

Tin sáng 12/1: Điều kiện về quê ăn Tết, người dân từng tỉnh, thành cần biết - Ảnh 5.

Quảng Ninh đưa trẻ em, người già vào diện theo dõi đặc biệt

Trước tình hình số ca mắc tăng nhanh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Ninh đã họp bàn phương án ngăn chặn sự xâm nhập của biến chủng mới Omicron khi tết Nguyên đán đang cận kề.

Theo Sở Y tế Quảng Ninh, trong tuần qua địa phương này đã ghi nhận hơn 1.894 F0, trung bình mỗi ngày có khoảng 315 ca mắc mới.

Đáng chú ý, các trường hợp được phát hiện đều ở các đô thị đông dân cư như: TX.Đông Triều, TP.Uông Bí, TX.Quảng Yên, TP.Hạ Long, TP.Cẩm Phả. Cũng trong tuần qua, Quảng Ninh cũng đã ghi nhận 3 trường hợp F0 tử vong tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí. Các trường hợp tử vong đều là người cao tuổi, có bệnh nền, bệnh nặng (nhồi máu cơ tim, cao huyết áp, chạy thận nhân tạo) và khi tử vong nhiễm COVID-19.

Từ 18/10/2021 tới nay, tổng số ca bệnh được điều trị tại các cơ sở sở y tế tỉnh là 3.369 bệnh nhân, trong đó đã có 2.546 người khỏi bệnh, được ra viện.

F0 điều trị tại nhà: 5 sai lầm khi dùng thuốc nhiều bệnh nhân hay mắc

Với số ca mắc mới COVID-19 tăng cao trong thời gian qua, TP Hà Nội hiện đứng vị trí thứ 5 về số ca mắc cộng dồn với khoảng 71.000 ca. Trong đó, khoảng 30.000 trường hợp đã khỏi bệnh, còn lại hơn 4.000 trường hợp đang được điều trị tại bệnh viện, khoảng 17% ở mức độ nặng, nguy kịch, 14% ở mức độ trung bình. Ngoài ra, có hơn 36.000 F0 đang điều trị tại nhà.

Y tế cơ sở đang bị quá tải, vì thế nhiều trường hợp F0 không được cán bộ y tế tiếp cận ngay. Vì lo lắng, một số tự đặt mua các thuốc kháng virus không rõ nguồn gốc hoặc uống thuốc kháng viêm khi không có chỉ định của bác sĩ. Điều này giống như "con dao 2 lưỡi".

Thứ nhất, tự uống thuốc nhất là thuốc kháng virus

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Hiệp, khoa Huyết học, Bệnh viện Quân y 103, thành viên nhóm Bác sĩ quân y hỗ trợ chăm sóc F0 tại nhà cho biết khi biết bản thân mắc COVID-19, hầu như ai cũng có tâm lý lo lắng, tự lên mạng mua các thuốc kháng virus của Nga, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ… về uống. Đây đều là các thuốc không rõ nguồn gốc, chất lượng, hàng xách tay nên dù bệnh nhân có chỉ định dùng hoạt chất đó nhưng không rõ nguồn gốc nên bác sĩ cũng không thể tư vấn dùng.

Thứ 2, bệnh nhân uống sai hướng dẫn sử dụng thuốc kháng virus

Theo BS Hiệp, điều này mang lại hiệu quả không tốt, thậm chí quá liều có thể dẫn đến ngộ độc với các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt…

"Cá biệt có trường hợp mới chỉ là F1 đã mua thuốc kháng virus xách tay để dùng. Thuốc kháng virus phải dùng đúng chỉ định mới có tác dụng, không thể dùng như thuốc bổ được", BS Hiệp nói.

Sáng 11/1: Bộ Y tế lo ngại Omicron lây lan nhanh dịp Tết Nguyên đán.


K.N
Ý kiến của bạn