Testosterone nội sinh:Giải pháp hiệu quả hỗ trợ điều trị vô sinh nam

01-08-2015 14:07 | Giới tính
google news

SKĐS - Nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam đều cho thấy, nguyên nhân vô sinh do trực tiếp từ nam giới chiếm khoảng 41% - 67%. Trong đó, việc suy giảm nồng độ Testosterone ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng và số lượng tinh binh của quý ông.

Khó có con - đừng đổ lỗi cho vợ!

Anh N.A.Tú (36 tuổi) bần thần ngồi ở Khoa Hiếm muộn BV Từ Dũ với cảm giác tủi hổ đến mức không dám nhìn mặt vợ và người thân, khi phát hiện nguyên nhân khó có con là do tinh binh yếu, hầu như không di động. Hàng ngày, anh vẫn chăm chăm đổ lỗi cho chị vợ vốn làm công việc văn phòng “ngồi lì” một chỗ nên khó có con. Còn anh vốn làm xây dựng nên cho rằng mình khỏe mạnh bình thường. Chỉ khi vợ anh đưa phiếu kết quả kiểm tra tại 3 BV đều khẳng định, chị hoàn toàn có khả năng sinh sản bình thường thì lúc đó, anh mới đồng ý đi kiểm tra tình trạng của mình.

Còn tại Khoa Hiếm muộn BV Phụ sản TW (HN), anh P.N. Long (39 tuổi) ưu tư: “Không gì diễn tả được cảm giác thèm khát một đứa con như lúc này”. Lấy nhau được 7 năm thì hết 3 năm hai vợ chồng anh ngược xuôi để tìm kiếm một mụn con. Vượt qua nỗi mặc cảm để thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ, anh Long mới biết mình bị tinh trùng mật độ thấp, chất lượng tinh trùng không đảm bảo cho việc thụ thai.

Theo các chuyên gia sinh sản, trường hợp hiếm muộn ở độ tuổi như anh Tú, anh Long không phải ít. Thống kê cho thấy, tỉ lệ vô sinh của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ hiện nay là khoảng 15%. Trong đó, nguyên nhân do trực tiếp từ nam giới chiếm khoảng 41% - 67%.

Tinh trùng yếu - nguyên nhân chính của vô sinh nam

Thực tế thăm khám tại các BV cho thấy, 90% trường hợp vô sinh ở nam giới là do số lượng và chất lượng tinh trùng không tốt. Đáng báo động, tình trạng vô sinh nam đang có nguy cơ trẻ hóa khi một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cứ 5 nam giới trẻ thì 1 người có số lượng tinh trùng thấp đủ để ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Tinh trùng có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố như: các bệnh lý thực thể, lối sống thiếu khoa học, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, tác động của môi trường… Những tác nhân này làm giảm hoặc ngăn cản quá trình sản xuất Testosterone, từ đó làm gia tăng tình trạng vô sinh nam.

Testosterone được sản xuất bởi tế bào Leydig của tinh hoàn, dưới sự chỉ huy của Luteinizing. Testosterone đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của tinh trùng, bằng cách tác động trực tiếp lên Sertoli - tế bào điều phối quá trình sinh tinh.

Bên cạnh việc ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh trùng, chức năng sinh sản của nam giới thì Testosterone còn chi phối sức khỏe toàn thân, bao gồm các cơ quan vận mạch và tuần hoàn, hệ thống cơ, xương, khớp, thần kinh, bộ não và cả đời sống sinh lý như kích thích ham muốn, khả năng cương…

Tăng cường nồng độ Testosterone nội sinh giúp nam giới cải thiện “tinh binh”, từ đó tăng khả năng làm cha.

Cải thiện nồng độ Testosterone giúp tăng khả năng có con

Vô sinh, khó có con để càng lâu thì việc chẩn đoán và điều trị càng khó khăn hơn. Theo GS.TS.BS Trần Quán Anh, Chủ tịch Hội Y học Giới tính Việt Nam, với những tiến bộ trong lĩnh vực điều trị vô sinh và hiếm muộn của y học ngày nay, chỉ cần có tinh trùng thì nam giới vẫn có khả năng làm cha. Tính riêng tại BV Tâm Anh (HN), hàng ngàn trường hợp vô sinh nam do yếu và thiếu tinh trùng trong 5 năm qua đã được điều trị thành công. Gần 500 cặp vợ chồng đã có 1-2 con, dù trước đó một số trường hợp được nhiều nơi xác định là không có tinh trùng.

Điều quan trọng để nâng cao khả năng thụ thai, cải thiện chất lượng và số lượng tinh trùng, là nam giới đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hạn chế sử dụng chất kích thích như thuốc lá, cafe, bia rượu, tránh stress, tăng cường tập thể thao...

Hơn thế nữa, phái mạnh cần được hỗ trợ kích thích cơ thể sản sinh Testosterone nội sinh thông qua cơ chế tác động trực tiếp đến Luteinizing. Đây là giải pháp an toàn, bền vững vì tuân thủ đúng nguyên tắc của cơ chế nội sinh, nghĩa là giúp cơ thể tự sản sinh ra Testosterone nên phù hợp với sự chuyển hóa tự nhiên của mỗi người. Tăng testosterone nội sinh ở nam giới có thể cải thiện đáng kể tổng số, độ di động và chức năng tinh trùng sau 3 - 6 tháng điều trị, từ đó, tăng khả năng làm cha của nam giới.

BẢO NGỌC

 

 


Ý kiến của bạn