Theo trang tin dược phẩm Mỹ Drugwatch (DWC), telemedicine là một danh từ ghép giữ tele (tiếng Hy Lạp): “từ xa” và medicine (tiếng Latinh): “điều trị”. Khái niệm Telemedicine được dùng vào đầu thập niên 70 thế kỷ trước, mô tả dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa, thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin. Bao gồm chẩn đoán, điều trị, cung cấp thuốc men, tư vấn, dự phòng và phục hồi, bảo hiểm y tế, giảng dạy và nghiên cứu.
Telemedicine là gì?
Telemedicine cho phép bệnh nhân được khám từ xa, không khẩn cấp với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ, bằng cách sử dụng điện thoại thông minh, máy tính hoặc máy tính bảng. Nghiên cứu cho thấy, hầu hết bệnh nhân đều hài lòng với các lần khám bệnh từ xa. Trong nhiều trường hợp, những lần thăm khám này tương tự thăm khám trực tiếp.
Theo Hiệp hội Bệnh viện Mỹ (AHA), từ năm 2016 đến năm 2017, yêu cầu bảo hiểm y tế đối với y tế từ xa đã tăng 53%. Riêng năm 2017, khoảng 76% bệnh viện ở Mỹ kết nối với bệnh nhân và các bác sĩ khác thông qua video. Cụ thể, cứ 10 người Mỹ thì có 1 dùng telemedicine, đặc biệt giới trẻ, còn nhóm người già, tỷ lệ này chỉ đạt 5,5%. Hiện nay do đại dịch COVID-19 bùng phát, theo dự báo của Forrester Research, dịch vụ chăm sóc sức khỏe ảo, trong đó có Telemedicine, sẽ tăng lên 1 tỷ người vào cuối 2020 này.
Sự khác biệt Telemedicine và Telehealth
Gần đây thuật ngữ Telehealth được báo chí, truyền thông đa phương tiện đề cập đến nhiều. Vậy, telehealth khác với telemedicine như thế nào?. Theo DWC, trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nói chung, thuật ngữ Telehealth và Telemedicine thường được sử dụng thay thế cho nhau bởi cả hai được định nghĩa giống nhau như giáo dục y tế, theo dõi bệnh nhân điện tử, tư vấn bệnh nhân qua hội nghị truyền hình, ứng dụng không dây y tế, truyền báo cáo hình ảnh y tế và nhiều hơn nữa.
Tuy nhiên, trên góc độ kỹ thuật thì Telemedicine thực ra là “nhánh con” của Telehealth bởi Telehealth bao trùm rộng, gồm tất cả các dịch vụ y tế được cung cấp bằng cách sử dụng công nghệ viễn thông, còn Telemedicine lại đề cập cụ thể đến các dịch vụ lâm sàng.
Còn theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ, Telehealth khác với Telemedicine, vì nó đề cập đến một phạm vi rộng hơn các dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa. Telemedicine dùng để chỉ các dịch vụ lâm sàng từ xa. Còn Telehealth thì gồm cả các dịch vụ lâm sàng và phi lâm sàng từ xa, như các cuộc họp, đào tạo liên tục. Ví dụ, Telehealth cung cấp các ứng dụng y tế công cộng cảnh báo công chúng về một vụ dịch bùng phát nào đó, cung cấp nền tảng hội nghị truyền hình cho giáo dục, y tế. Telemedicine cungcấp ứng dụng dành cho thiết di động cho phép các bác sĩ điều trị bệnh nhân từ xa thông qua các cuộc gọi video. Hỗ trợ giải pháp phần mềm, cho phép các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, gửi hình ảnh bệnh nhân phát ban hoặc hình ảnh nốt ruồi của bệnh nhân đến bác sĩ da liễu ở một địa điểm khác, để chẩn đoán nhanh.
Các loại hình Telemedicine
Telemedicine được chia thành 3 loại dịch vụ: Điều trị tương tác từ xa, kỹ thuật lưu trữ và chuyển tiếp (store-and-forward), và giám sát bệnh nhân từ xa.
Điều trị tương tác từ xa (Interactive Telemedicine) còn được gọi là y học trực tiếp từ xa hoặc y học từ xa theo thời gian thực. Nó liên quan đến việc bệnh nhân và nhà cung cấp giao tiếp trực tiếp thông qua video, trò chuyện hoặc các phương pháp từ xa khác trong thời gian thực. Loại hình y tế từ xa này có thể thay thế cho một cuộc thăm khám trực tiếp tại văn phòng. Nó phổ biến để chăm sóc khẩn cấp, theo dõi, chăm sóc ban đầu, quản lý thuốc và kiểm soát bệnh mãn tính.
Bước lưu trữ và chuyển tiếp (store-and-forward): Đây là thuật ngữ dùng nhiều trong kỹ thuật viễn thông, trong đó thông tin được gửi đến một trạm trung gian, nơi nó được lưu giữ và gửi tại một thời gian sau đó đến đích cuối cùng hoặc khác trạm trung gian. Trạm trung gian hoặc nút trong ngữ cảnh mạng, xác minh tính toàn vẹn của tin nhắn trước khi được chuyển tiếp đi.
Lưu trữ và chuyển tiếp từ xa còn được gọi là y học từ xa không đồng bộ, cho phép bệnh nhân và nhà cung cấp truyền thông tin y tế để chẩn đoán hoặc để xem xét sau này. Ví dụ, về thông tin có thể được chia sẻ từ bệnh nhân đến nhà cung cấp và từ nhà cung cấp này sang cho nhà cung cấp kia, như báo cáo phòng thí nghiệm, nghiên cứu hình ảnh, video cùng các kết quả chẩn đoán khác.
Giám sát bệnh nhân từ xa, còn được gọi là theo dõi bệnh nhân từ xa, sử dụng các thiết bị để thu thập và gửi dữ liệu từ xa đến các nhà cung cấp dịch vụ y tế để giải thích. Các ví dụ có thể bao gồm đo đường huyết, điện tâm đồ hoặc các phép đo dấu hiệu quan trọng khác. Giám sát bệnh nhân từ xa thường sử dụng để theo dõi bệnh nhân mắc bệnh mãn tính, bệnh nhân có nguy cơ cao hoặc bệnh nhân mới xuất viện hoặc các bệnh nhân nữ bị bệnh phụ khoa khi muốn tư vấn bác sĩ.
Lợi thế của Telemedicine
Trong một số trường hợp, y học từ xa có thể thay thế các cuộc thăm khám tại phòng khám để chăm sóc ban đầu thường xuyên hoặc tham vấn chuyên gia hoặc các nhu cầu chăm sóc khẩn cấp. Các chuyên khoa có thể cung cấp dịch vụ y tế từ xa bao gồm tim mạch, thần kinh, ung thư, phụ khoa, da liễu, sức khỏe tâm thần và vật lý trị liệu. Một số hình thức điều trị có thể tốt hơn trực tiếp, chẳng hạn như sinh thiết hoặc khám sức khỏe. Kiểm tra với nhà cung cấp dịch vụ y tế để xem liệu có cần cuộc hẹn trực tiếp hay không. Điều cần lưu ý là những người gặp trường hợp khẩn cấp có thể bị đe dọa tính mạng, thì nên tìm kiếm sự chăm sóc trực tiếp.
Tại các nước phát triển Âu- Mỹ, nền tảng Telemedicine đã và đang thịnh hành, chẩn đoán phổ biến nhất được thực hiện trong quá trình khám bệnh từ xa là viêm xoang, sau đó là cảm lạnh, cúm, ho gà và nhiễm trùng đường tiết niệu. Telemedicine còn được ứng dụng trong quản lý bệnh mãn tính, quản lý thuốc (kiểm soát sinh đẻ, bệnh mãn tính), chăm sóc khẩn cấp không khẩn cấp (chấn thương nhẹ, bệnh đường hô hấp, nhiễm trùng).
Hiện đại dịch Covid-19 đang bùng phát trên toàn cầu, cho nên Telemedicine lại càng phát huy tác dụng, hữu ích cho việc cung cấp dịch vụ y tế từ xa, công ty bảo hiểm và hệ thống y tế đang cung cấp dịch vụ tư vấn từ xa miễn phí cho bất kỳ ai gặp các triệu chứng.
Theo Hiệp hội Bệnh viện Mỹ (AHA), từ năm 2016 đến năm 2017, yêu cầu bảo hiểm y tế đối với y tế từ xa đã tăng 53%. Riêng năm 2017, khoảng 76% bệnh viện ở Mỹ kết nối với bệnh nhân và các bác sĩ khác thông qua video. Cụ thể, cứ 10 người Mỹ thì có 1 dùng telemedicine, đặc biệt giới trẻ, còn nhóm người già, tỷ lệ này chỉ đạt 5,5%. Hiện nay do đại dịch COVID-19 bùng phát, theo dự báo của Forrester Research, dịch vụ chăm sóc sức khỏe ảo, trong đó có Telemedicine, sẽ tăng lên 1 tỷ người vào cuối 2020 này.