Cha mẹ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều trị các triệu chứng tự kỷ của con họ, nên việc phát triển các khóa đào tạo hiệu quả và dễ tiếp cận để họ có thể thực hiện các biện pháp can thiệp này là cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh không được tiếp cận với chương trình đào tạo này do các rào cản về địa lý, kinh tế và thời gian - hoặc gần đây là đại dịch, khiến việc đào tạo trực tiếp trở nên khó khăn hơn lúc nào hết. Vì vậy telehealth đã giúp mở rộng các lựa chọn điều trị cho các bậc cha mẹ có con mắc chứng tự kỷ, những người không được đào tạo trực tiếp như hiện nay trong đại dịch COVID-19 .
COVID-19 làm gián đoạn quá trình điều trị của trẻ tự kỷ.
Trong nghiên cứu, Wayne Fisher, Giám đốc Trung tâm Rutgers và các đồng nghiệp của ông đã tuyển chọn 25 gia đình có con được chẩn đoán mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ và không có kinh nghiệm can thiệp ABA và chỉ định 13 người vào nhóm điều trị và 12 người vào nhóm đối chứng không được đào tạo từ xa nhưng vẫn tiếp tục với các chương trình khác mà họ hiện đang áp dụng. Kết quả các bậc cha mẹ trong nhóm được điều trị cho thấy những cải thiện đáng kể so với nhóm không được đào tạo. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng các bậc phụ huynh đánh giá chương trình đào tạo từ xa là 6,6 trên thang điểm 7, cho thấy ứng dụng dễ sử dụng, toàn diện và hiệu quả.
Rối loạn phổ tự kỷ ảnh hưởng đến khoảng 1/59 trẻ em ở Mỹ và có xu hướng gia tăng ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Những trẻ không được can thiệp hành vi sớm chuyên sâu - một phần của phương pháp điều trị dựa trên phân tích hành vi (ABA) được áp dụng - đã được chứng minh là khó có việc làm, duy trì bạn bè và sống độc lập khi trưởng thành. Cha mẹ được huấn luyện về biện pháp can thiệp nhằm mục đích giảm bớt hành vi có vấn đề, chẳng hạn như gây hấn và tăng cường hành vi thích ứng, chẳng hạn như giao tiếp và kỹ năng xã hội, thông qua sự kết hợp của phương pháp đào tạo dựa trên trò chơi và học trực tuyến.