Tê ngón chân cái có phải là bệnh và cách khắc phục?

18-09-2024 14:03 | Y học 360
google news

Hiện tượng tê bì ngón chân cái, đôi khi kèm theo tê râm ran cả bàn chân có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiểu rõ tác nhân sẽ giúp bạn có cách khắc phục sớm, tránh tình trạng kéo dài sẽ trở thành mãn tính gây khó khăn trong đi lại.

Lý giải nguyên nhân tê ngón chân cái

Bác sĩ Luke Hamman (Phòng khám ACC - chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống) cho biết, ngón chân cái bị tê có thể do nhiều nguyên nhân như:

- Sinh hoạt sai tư thế: Ngồi một chỗ nhiều giờ liền hoặc nằm không đúng tư thế gây cản trở lưu thông máu đến các chi, khiến các ngón chân hoặc ngón tay bị tê bì, mất cảm giác.

- Thiếu máu: Nguyên nhân thiếu máu là do thiếu vitamin B12 - vitamin đóng vai trò tạo máu, sẽ làm giảm lưu thông máu đến các bộ phận trong cơ thể. Ngoài hiện tượng bị tê đầu ngón chân cái, bạn còn có thể bị chóng mặt, mệt mỏi khi thiếu máu.

- Béo phì: Trọng lượng cơ thể quá nặng sẽ tạo áp lực lên chân, nên người béo phì khi đứng lâu dễ bị tê, đau chân.

Bên cạnh nguyên nhân khách quan, tình trạng tê ngón chân cái lâu ngày, đau như kim châm cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý cơ xương khớp như:

- Viêm khớp: Thường gặp ở người lớn tuổi, khiến phần khớp ngón chân bị tổn thương, viêm nhiễm gây tê bì ngón chân cái, nóng ran và dần mất cảm giác.

Tê ngón chân cái có phải là bệnh và cách khắc phục?- Ảnh 1.

Viêm khớp khiến ngón chân cái bị tê bì, đau nhức, sưng đỏ khó chịu

- Đau thần kinh tọa: Xảy ra khi dây thần kinh tọa bị tổn thương và chèn ép, gây đau tê từ cột sống thắt lưng lan ra mặt ngoài đùi, mặt trước cẳng chân, mắt cá ngoài và tận các ngón chân.

- Bệnh gout (gút): Là một dạng viêm khớp do sự rối loạn chuyển hóa axit uric, tích tụ nhiều trong cơ thể sẽ hình thành các tinh thể muối sắc nhọn chọc vào khớp và phần mềm xung quanh ngón chân cái, khiến khu vực này bị sưng đau nghiêm trọng.

- Một số bệnh lý khác: Bệnh động mạch ngoại biên, thiếu máu, u dây thần kinh Morton…

Cách xoa dịu ngón chân cái bị tê

Khi cảm thấy ngón chân bị tê bì khi ngủ dậy hoặc ngồi quá lâu, bạn hãy thay đổi tư thế nằm, ngồi và đứng lên vận động cho cơ thể thoải mái, giúp máu lưu thông tốt hơn. Song song, có thể thực hiện một số cách giúp giảm tê chân như:

- Massage: Xoa nhẹ bàn chân theo chiều kim đồng hồ sẽ hỗ trợ quá trình lưu thông máu, cải thiện đầu ngón cái bị tê nhức khó chịu.

- Ngâm chân với nước ấm: Trước khi ngủ bạn hãy ngâm chân vào trong nước ấm pha cùng muối, gừng để giúp lưu thông khí huyết, giảm tê đầu ngón chân.

Tê ngón chân cái có phải là bệnh và cách khắc phục?- Ảnh 2.

Ngâm chân với nước muối gừng giúp chống sưng và làm dịu cơn đau

Bạn không tự ý dùng thuốc giảm đau khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ, nếu lạm dụng có thể gây ra tác hại cho sức khỏe, bác sĩ Luke Hamman chia sẻ thêm.

Dấu hiệu tê đầu ngón chân cái nên đi thăm khám

Nếu tê ngón chân cái không giảm sau khi chăm sóc tại nhà, kèm theo cảm giác ngứa râm ran, co thắt cơ, đau nhức bàn chân dữ dội… bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám ngay, vì có thể tình trạng xuất phát từ nguyên nhân nghiêm trọng hơn.

Với trường hợp tê bì ngón chân do bệnh lý xương khớp gây chèn ép dây thần kinh, liệu trình kết hợp Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) và Vật lý trị liệu được đánh giá mang lại hiệu quả cải thiện tích cực. Chiropractic với thao tác nắn chỉnh đúng kỹ thuật sẽ giúp đưa cấu trúc khớp sai lệch về đúng vị trí, từ đó giảm chèn ép dây thần kinh, xoa dịu cơn đau tự nhiên. Còn Vật lý trị liệu giúp tăng sức mạnh cơ khớp, tăng tuần hoàn, thúc đẩy tiến độ phục hồi.

Phòng khám ACC tự hào là đơn vị y tế tiên phong tại Việt Nam áp dụng liệu trình kết hợp trên, hơn 18 năm qua đã giúp nhiều bệnh nhân chấm dứt tê bì chân, chữa lành cơn đau để cử động linh hoạt, thoải mái. Người bệnh được thăm khám 1:1 với bác sĩ Chiropractic - chuyên gia Trị liệu thần kinh cột sống nước ngoài và điều trị theo phác đồ cá nhân hóa, kết hợp Chiropractic và Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng với bài tập chuyên biệt và máy móc chuẩn quốc tế như sóng xung kích Shockwave, tia laser thế hệ IV…

Tê ngón chân cái có phải là bệnh và cách khắc phục?- Ảnh 3.

Bệnh nhân đang được bác sĩ Luke Hamman kiểm tra tình trạng bàn chân

Kết thúc liệu trình bác sĩ còn chia sẻ cặn kẽ cách phòng ngừa tê bì ngón chân tái phát:

- Giữ cân nặng phù hợp giúp giảm áp lực lên chân và hạn chế tê chân khi đứng quá lâu.

- Luyện tập thể dục đều đặn giúp tăng lưu thông máu đến các chi và nâng cao sức khỏe toàn diện.

- Xây dựng chế độ ăn uống đủ chất giúp ngăn ngừa tình trạng đau xương do thiếu chất.

Chỉ cần tuân thủ đúng liệu trình chữa bệnh và hướng dẫn của bác sĩ, bệnh nhân sẽ sớm loại bỏ tình trạng tê ngón chân cái và hồi phục chức năng vận động tốt nhất.

Hệ thống Phòng khám ACC - Thành viên tập đoàn FV

- 99, Nguyễn Du, P.Bến Thành, Q.1, TP.HCM. Tel: (028) 3939 3930

- Tầng 1, 86 Tản Đà, P.11, Q.5, TP.HCM. Tel: (028) 3838 3900

- Lầu 1 & 2 - Tòa nhà HDI Tower, 55 Lê Đại Hành, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tel: (024) 3265 6888

- Website: https://acc.vn/

PV



Ý kiến của bạn