Lưỡi là một trong năm giác quan của cơ thể, là cơ quan cảm thụ vị giác. Mặt trên của lưỡi có rất nhiều gai thần kinh vị giác.
Lưỡi có 4 chức năng quan trọng: nói, nếm, nhai và nuốt. Khi ăn, lưỡi giữ thức ăn ở gần răng để thức ăn được nhai nát rồi sau đó lưỡi đưa thức ăn nhuyễn về sau để nuốt xuống dạ dày. Ngoài ra, Lưỡi cử động rất nhịp nhàng phối hợp với môi, răng và vòm miệng để tạo ra tiếng nói. Do vậy, nếu lưỡi bị tổn thương sẽ liên quan và ảnh hưởng tới nhiều chức năng và các bộ phận khác.
Tê lưỡi và mất vị giác là khi cảm thấy tình trạng sưng lưỡi, rát và ăn không ngon. Nguyên nhân gây tê lưỡi thường gặp nhất là do phản ứng dị ứng khi ăn một số loại thực phẩm, hạ calci máu, nhiễm trùng do vi khuẩn như bệnh Lymes hoặc các tình trạng liên quan đến hệ thần kinh…. Khi xác định được nguyên nhân sẽ giúp các bác sĩ lựa chọn phương án điều trị phù hợp.
Các triệu chứng gây tê lưỡi
Tê đầu lưỡi và mất vị giác cũng có thể xảy ra như hiện tượng tê hay mất cảm giác ở một bộ phận trên cơ thể. Tuy nhiên, triệu chứng này lại không phổ biến. Cảm giác tê lưỡi đôi khi còn có thể kết hợp với các triệu chứng khác khiến người bệnh cảm thấy khó chịu:
- Người bệnh thấy rát lưỡi.
- Cảm giác như bị đốt hoặc ngứa ran ở lưỡi.
- Có cảm giác giống kim châm ở lưỡi.
- Sưng tấy ở lưỡi
- Cảm giác ngứa; Yếu lưỡi.
- Đau ở vùng mặt.
Các triệu chứng này có thể xảy ra đơn độc trên lưỡi hoặc gần lưỡi như quanh miệng. Thời gian xảy ra các triệu chứng tê đầu lưỡi mất vị giác thường là tạm thời. Tuy nhiên, không nên chủ quan và phải khám với bác sĩ, xác định nguyên nhân và được chăm sóc thích hợp ngay khi nhận thấy các triệu chứng lưỡi rát và tê.
Cảnh báo các bệnh nguy hiểm
Tê lưỡi cảnh báo một số bệnh nguy hiểm:
- Cơ thể thiếu một số vitamin như vitamin PP, vitamin nhóm B… hoặc thiếu các muối khoáng như Fe, Mg, Zn…
- Có thể mắc bệnh viêm dây thần kinh đơn độc.
- Bệnh nhân có thể bị hội chứng viêm đa dây thần kinh ngoại biên.
- Mắc bệnh thoái hóa gai lưỡi. Bệnh thường đi kèm khi bị các bệnh mãn tính như: tiểu đường, đau dạ dày kinh niên, tai biến mạch máu não hoặc dùng thuốc trong thời gian kéo dài...
- Bị viêm nhiễm như: viêm nướu và bệnh lý răng miệng, viêm lưỡi, viêm họng, viêm tuyến nước bọt mang tai, dưới lưỡi hoặc dưới hàm…
- Bị một số bệnh lý thần kinh trung ương như thoái hóa não, u não, chấn thương… Trong đó, tê lưỡi thường liên quan dây thần kinh lưỡi
- Có thể bị rối loạn tâm lý thần kinh (loạn cảm họng).
- Đặc biệt, đôi khi tê lưỡi có thể là dấu hiệu của đột quỵ hay thiếu máu não.
Tóm lại chỉ một biểu hiện rất bình thường nhưng có thể có mối liên quan, là những cảnh báo tới nhiều loại bệnh. Chính vì thế, khi thấy có biểu hiện bị tê đầu lưỡi, tê lưỡi, mất vị giác… cần nhanh chóng đến gặp các bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng, Răng Hàm Mặt và nội thần kinh để khám và điều trị triệt để.
Khi nào cần đi gặp bác sĩ?
Cần phải đi cấp cứu ngay nếu có những triệu chứng sau đi kèm với tê lưỡi: Yếu liệt hay tê cẳng tay, chân, hay mặt hay một bên cơ thể; Méo mặt; Nói khó; Lú lẫn hay sa sút trí tuệ; Nhìn mờ; Chóng mặt hay mất thăng bằng; Đau đầu dữ dội.
Đặc biệt cần lưu ý: Dấu hiệu thiếu máu não, đột quỵ có thể chỉ kéo dài vài phút nhưng rất nghiêm trọng. Tê lưỡi nếu xảy ra đột ngột và đi kèm các dấu hiệu đột quỵ thì cần phải được cấp cứu ngay lập tức.
Mời xem video nhiều người quan tâm:
Vía Thần Tài