Hiểu về tê bì chân tay
Tê bì chân tay là bệnh lý về thần kinh thường gặp nhất ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên tê bì chân tay cụ thể như thế nào thì rất khó diễn tả bằng lời. Chúng ta chỉ có thể cảm nhận thấy khi tự nhiên bị bại một cánh tay, có các dị cảm giống như bị kiến bò. Hoặc khi đi chân đất trên nền có sạn cát người bị tê bì chân tay không cảm nhận được hay khi cầm cốc nước không nhận biết được là lạnh hay nóng. Có thể nói triệu chứng tê bì từ nhẹ đến nặng sẽ mất dần các cảm giác ở tay, chân của chúng ta. Khi bị tê bì, người bệnh sẽ dễ bị bỏng, bị thương hoặc bị ngã do mất cảm giác và mất thăng bằng.
Phân loại tê bì chân tay
Hiện nay có thể tạm thời phân ra hai nhóm là tê bì chân tay do sinh lý và tê bì chân tay do bệnh lý.
Tê bì chân tay sinh lý là tê bì do tự nhiên mắc phải như chúng ta ngồi lâu quá đứng dậy thấy tê hoặc là viết một lúc rất lâu buông bút thấy tay tê dại đi…Để khắc phục tê bì sinh lý chỉ cần vài động tác vận động mà không cần dùng thuốc cũng có thể khắc phục được.
Tê bì do bệnh lý: Là triệu chứng ban đầu hoặc biến chứng sớm của một số bệnh như bệnh lý thần kinh, bệnh xương khớp, bệnh nội tiết, đặc biệt là bệnh rối loạn chuyển hóa.
Nguyên nhân tê bì chân tay
Tê bì chân tay có rất nhiều nguyên nhân, nguyên nhân thứ nhất là do biến chứng thần kinh mạch máu của các bệnh rối loạn chuyển hóa, hàng đầu là bệnh đái tháo đường, bệnh rối loạn chuyển hóa lipid. 10% số người bị đái tháo đường trước khi phát hiện triệu chứng trên lâm sàng và xét nghiệm thấy đường máu cao đã xuất hiện chứng tê bì chân tay. Tê bì chân tay ở người tiểu đường rất hay gặp, có thể là triệu chứng sớm phát hiện bệnh đồng thời cũng là những biến chứng nặng hơn của bệnh đái tháo đường. Bệnh tê bì chân tay rất hay gặp trong bệnh rối loạn chuyển hóa lipid như mỡ máu cao; bệnh suy chức năng tuyến giáp, suy chức năng tuyến cận giáp tức là giảm canxi máu. Triệu chứng tê bì còn hay gặp trong bệnh xương khớp, đặc biệt là bệnh thoái hóa đốt sống cổ hoặc thoát vị đĩa đệm cột sống lưng và thắt lưng cũng dẫn đến tình trạng tê bại cả cánh tay hoặc tê bại cả vùng chi dưới.Trong một số bệnh thần kinh như chấn thương sọ não vào vùng thần kinh phải nằm bại thì chân tay cũng có những biểu hiện tê bì. Nếu bị chấn thương gãy tay gây nên hội chứng ống cổ tay thì cũng có những tê bì ở đầu ngón tay. Tê bì tay chân đều là dấu hiệu mở đầu hoặc là biến chứng nguy hiểm của nhiều bệnh tật.
Cơ chế gây tê bì trong bệnh rối loạn chuyển hóa
Bất kỳ bộ phận nào cũng cần có máu nuôi dưỡng, dây thần kinh ở tất cả cơ thể chúng ta cũng cần một lượng máu cung cấp nuôi dưỡng nó. Bệnh đái tháo đường và bệnh rối loạn chuyển hóa lipid gây tổn thương vi mạch. Tức là ở những mạch máu nhỏ của mạch máu nuôi dây thần kinh bị tổn thương. Bây giờ đã có bằng chứng cụ thể bằng sinh thiết soi tế bào thấy các tổn thương vi mạch rất nặng nề. Nếu vi mạch bị tổn thương lấp 50% lòng mạch trở lên dẫn tới tình trạng thiếu hụt máu cung cấp cho dây thần kinh và dẫn đến tình trạng tê bì chân tay. Biểu hiện lúc đầu chỉ là rối loạn co thắt mạch máu, khi co thắt dẫn tới thiếu máu gây tê tay chân. Nhưng đến lúc nặng hơn nữa tức là mạch máu chít hẹp, tắc mạch sẽ dẫn tới tình trạng teo cơ, trợt loét, hoại tử là những biến chứng thần kinh nặng hơn của bệnh đái tháo đường và bệnh mỡ máu cao. Khi đó, người bệnh có nguy cơ phải cắt chi dẫn tới tàn phế.
Hướng khắc phục và điều trị chứng tê bì chân tay bệnh lý.
Như đã nói ở trên, tê bì chân tay bệnh lý có thể là triệu chứng ban đầu hoặc là biểu hiện sớm do biến chứng thần kinh mạch máu của 1 số bệnh như rối loạn chức năng thần kinh, thoái hóa xương khớp, bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa Lipid,…
Vì vậy, để điều trị tê bì chân tay hiệu quả, việc đầu tiên người bệnh cần điều trị căn nguyên bệnh của mình như ngăn chặn thoái hóa xương khớp, ổn định đường huyết, giảm mỡ trong máu,…
Đồng thời, điều trị ngay tình trạng tê bì chân tay và ngăn ngừa biến chứng thần kinh mạch máu bằng sản phẩm chứa Chondoitin, các vitamin nhóm B hoạt tính cao cùng các hoạt chất giúp tăng cường lưu thông máu (như Ginkgo Biloba), giúp chống oxy hóa (như cao Blueberry đã chuẩn hóa). Nên sử dụng sản phẩm này liên tục hàng ngày nếu bệnh nặng, hoặc dùng thành từng đợt 3-6 tháng nếu bệnh nhẹ hơn hoặc muốn ngăn ngừa sớm biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Nếu có tình trạng tê bì chân tay, bạn có thể gọi tới 19001259 hoặc 1900545439 (Giờ hành chính) hoặc gửi câu hỏi tới hòm thư: songkhoe@bacsituvan.vn để được Tư Vấn (Miễn Phí).