Một nghiên cứu năm 2008 khẳng định câu ngạn ngữ “Một người có bàn tay lạnh chứng tỏ có một trái tim nóng”. Nghiên cứu cũng cho thấy sự tương quan giữa một người có bàn tay ấm với tính cách và sự nhiệt tình của họ. Tuy nhiên không phải lúc nào bàn tay ấm cũng là điều tuyệt vời, nhiệt độ bất thường từ lòng bàn tay có thể do nhiều nguyên nhân như cung lượng máu tăng, nhiễm trùng hoặc các vấn đề sức khỏe khác gây ra.
Nhiều lúc bàn tay ấm lên, nhưng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bạn, ví dụ như thay đổi thời tiết hay luyện tập thể thao.
Nhiều người để ý thấy bàn tay của mình ấm lên sau khi đeo bao tay làm việc ngoài vườn dưới trời nắng nóng. Không những thế, bất kỳ các hoạt động nào tiếp xúc với nguồn nhiệt có đeo bao tay làm bàn tay ấm hơn so với các bộ phận khác của cơ thể.
Thời tiết lạnh cũng có hiệu ứng tương tự, đặc biệt đối với người đeo bao tay hoặc nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ. Trong trường hợp này, mức độ ấm lên của bàn tay đơn thuần chỉ là so sánh giữa nhiệt đô của cơ thể với môi trường xung quanh.
Nhiều người công việc của họ là đánh máy, viết lách hay các công việc khác thường xuyên sử dụng công cụ cầm nắm nhiều cũng cảm thấy tay họ ấm lên trong vài phút sau đó.
Những trường hợp này, không cần phải theo dõi hay sử dụng liệu pháp y khoa nào cả.
Bàn tay ấm lên có thể chỉ là triệu chứng ban đầu của một bệnh phức tạp hơn diễn ra bên trong cơ thể. Hãy quan tâm đến sức khỏe bản thân hơn khi bàn tay nóng đi kèm với các triệu chứng khác như nhịp tim nhanh, sốt cao… Chẩn đoán và điều trị bệnh ngay từ giai đoạn đầu giúp quá trình phục hồi trở nên tốt và nhanh chóng hơn.
Tăng cung lượng máu đến các bộ phận của cơ thể làm cho đôi tay nóng lên. Những người có tiền sử bị huyết áp cao thường có cảm giác nóng ở bàn tay, chân.
Cơ chế của cơ thể chống lại nhiễm trùng chính là đẩy nhiệt độ của cơ thể cao lên gây ra hiện tượng “sốt” . Đây cũng là một nguyên nhân người bệnh cảm thấy ấm vùng bàn tay. Nhiễm trùng hay gọi cách khác chính là viêm mô tế bào, thường xảy ra sâu dưới mô da và lây lan một cách nhanh chóng. Thời gian diễn tiến có thể chỉ sau vài giờ đồng hồ khi mô cơ thể bị tổn thương dù đó chỉ là một vết xước nhỏ.
Nếu như tay bạn có cảm giác sưng, nóng, đỏ đau rất có thể bạn đã bị nhiễm trùng. Hãy đi gặp bác sĩ để được tư vấn và theo dõi điều trị.
Viêm là một hình thức chống lại nhiễm trùng, một số bệnh viêm mạn tính làm cho cơ quan bị viêm chảy máu nhiều, khi đó các cơ chế điều tiết của cơ thể ảnh hưởng để bàn tay hoặc cổ tay, làm cho bộ phận này cảm giác ấm áp hơn bình thường. Một trong những tình trạng viêm phổ biến nhất chính là viêm khớp dạng thấp, các mô khớp dễ bị tổn thương, sưng nóng, đau, vận động yếu, khó điều khiển.
Tùy thuộc vào nguyên nhân khiến đôi tay nóng làm phương pháp điều trị khác nhau. Nhớ rằng với bất kỳ độ tuổi nào, công việc nào, sức khỏe vẫn luôn là vấn đề cần được quan tâm lên hàng đầu nhé!