- 1. Mục tiêu của thay thế đĩa đệm cột sống cổ
- 2. Lựa chọn giữa thay đĩa đệm và hàn xương
- 3. Hiệu quả của phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo cột sống cổ
- 4. Bệnh nhân nào sẽ phù hợp với thay đĩa đệm cổ?
- 5. Chống chỉ định thay đĩa đệm nhân tạo cột sống cổ
- 6. Chuẩn bị phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo cột sống cổ
- 7. Các bước thay đĩa đệm nhân tạo cột sống cổ
Đĩa đệm tự nhiên của cột sống đoạn cổ là một cấu trúc cơ học tuyệt vời trên phương diện cơ khí. Đĩa đệm có khả năng hấp thu lực nén ép rất lớn, trong khi đem lại biên độ vận động rộng rãi cho các đốt sống đoạn cổ.
Tái lập cấu trúc và chức năng của đĩa đệm tự nhiên để đưa vào đĩa đệm nhân tạo là một thách thức lớn đối với thầy thuốc. Tuy nhiên, một số đĩa đệm nhân tạo đã được phát triển và có thể lựa chọn phẫu thuật để điều trị các bệnh lý đĩa đệm cổ gây đau cổ và nhiều triệu chứng khác như đau, yếu cánh tay.
1. Mục tiêu của thay thế đĩa đệm cột sống cổ
Trước khi lựa chọn phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo tại cột sống cổ, hay còn gọi thay khớp đĩa đệm cột sống cổ, cần hiểu mục tiêu của cuộc phẫu thuật. Các mục tiêu then chốt của phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo cột sống cổ bao gồm:
- Giải ép thần kinh. Khi đĩa đệm thoát vị hoặc thoái hóa và xẹp dần xuống, khoảng không gian chứa các rễ thần kinh (đôi khi là tủy sống) hẹp lại gây nén ép hạn chế chức năng, có thể dẫn đến đau, tê bì, châm chích dai dẳng, yếu cơ lan từ cổ đến cánh tay.
Loại bỏ đĩa đệm tổn thương và thay bằng đĩa đệm nhân tạo nhằm mục tiêu giảm áp lực lên các mô thần kinh bị chèn ép, giúp chúng có chỗ để hồi phục và hoạt động bình thường. Nếu tủy sống bị chèn ép, giải ép có thể giúp khắc phục hoặc tránh tiến triển thành các triệu chứng khác, ví dụ mất vận động, khó đi lại, hay rối loạn cơ tròn.
- Duy trì vận động tại vùng cột sống cổ bị tổn thương. Nhờ thay đĩa đệm tổn thương bằng đĩa đệm nhân tạo, các cơ chế sinh học tự nhiên có thể được bảo tồn phần nào khi cột sống cổ vận động. Đĩa đệm nhân tạo có thể duy trì vận động, nhưng không tạo thêm hay tăng vận động. Biên độ vận động của cột sống cổ nhìn chung không tăng sau phẫu thuật thay đĩa đệm.
Cần lưu ý rằng mọi triệu chứng được giảm nhẹ sau phẫu thuật thay đĩa đệm là nhờ giải ép viêm rễ thần kinh, tủy sống. Do đó, những bệnh nhân chỉ biểu hiện triệu chứng tại cổ thường không được khuyến khích phẫu thuật.
2. Lựa chọn giữa thay đĩa đệm và hàn xương
Cắt đĩa đệm và hàn đốt sống cổ lối trước từ lâu đã là tiêu chuẩn vàng điều trị đau và các triệu chứng thần kinh do viêm đĩa đệm hay chèn ép tủy tại cột sống cổ. Mục tiêu của cả hàn đốt sống cổ lối trước và thay đĩa đệm nhân tạo đều là lấy bỏ đĩa đệm tổn thương và khôi phục chiều cao không gian đốt.
Tuy nhiên, sự khác biệt nằm ở việc cắt đĩa đệm và hàn đốt sống cổ lối trước là hàn các cặp đốt sống lân cận do đó phần đốt này sẽ mất vận động.
Trong trường hợp có thể lựa chọn giữa cắt đĩa đệm và hàn đốt sống cổ lối trước với thay đĩa đệm nhân tạo, một số ưu điểm có thể có khi lựa chọn thay đĩa đệm bao gồm:
- Duy trì vận động cổ tự nhiên hơn
- Giảm nguy cơ thoái hóa các đĩa đệm lân cận ở cột sống cổ
- Triệt tiêu các nguy cơ biến chứng xoay quanh ghép xương và đặt dụng cụ hàn đốt sống
- Giúp hồi phục vận động cổ nhanh hơn sau phẫu thuật
Có một số yếu tố khác có thể khiến cắt đĩa đệm và hàn đốt sống cổ lối trước phù hợp hơn với một số người bệnh. Ví dụ, có nhiều dữ liệu cho thấy hiệu quả và độ an toàn dài hạn cao hơn do kỹ thuật này lâu đời hơn.
Cũng có những ca bệnh có thể chọn mổ cắt đĩa đệm và hàn đốt sống cổ lối trước nhưng không chọn thay đĩa đệm, ví dụ thoái hóa cột sống tiến triển, loãng xương, hay có các bệnh đồng mắc nghiêm trọng khác.
3. Hiệu quả của phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo cột sống cổ
Thay đĩa đệm nhân tạo hiện vẫn được coi là một kỹ thuật mới, tuy nhiên các dữ liệu thu được cho thấy kỹ thuật này tương đối an toàn và hiệu quả trong giảm đau cổ và cánh tay do chèn ép rễ thần kinh hoặc tủy cổ.
Một số nghiên cứu bệnh chứng ngẫu nhiên thời lượng từ 2-10 năm thấy tỷ lệ thành công của phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo tương đương thậm chí tốt hơn cắt đĩa đệm và hàn đốt sống cổ lối trước trên lâm sàng.
Tuy nhiên, vẫn còn thiếu dữ liệu lâu dài về thành công hay thất bại khi mổ cắt đĩa đệm và hàn đốt sống cổ lối trước, thời lượng khoảng 15-20 năm, vốn có những nguy cơ tiềm ẩn và cần cân nhắc khi lựa chọn phẫu thuật.
Các nghiên cứu hiện nay chứng minh được rằng sự giảm nhẹ triệu chứng trong vòng vài tháng sau thay đĩa đệm cổ có thể kéo dài đến nhiều năm.
Phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo cột sống cổ thường không được đề xuất trừ khi đảm bảo cơ hội giảm đau mạn tại cổ và cánh tay tốt.
4. Bệnh nhân nào sẽ phù hợp với thay đĩa đệm cổ?
Những bệnh nhân phù hợp tốt với phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo đoạn cổ thường bao gồm những chỉ định sau:
- Chẩn đoán xác định có tổn thương đĩa đệm: MRI hoặc CT tủy sống có thể cho thấy hình ảnh mô mềm, như đĩa đệm, rễ thần kinh, tủy sống, bên cạnh các mô xương. Nếu chụp chiếu thấy có thoái hóa một hay nhiều đĩa đệm, bước tiếp theo là xác định có đốt nào liên quan đến các triệu chứng của bệnh nhân hay không.
Đau rễ thần kinh, tổn thương thần kinh do đĩa đệm: Thường gặp nhất là viêm rễ thần kinh cổ biểu hiện đau, tê bì, châm chích, yếu vận động lan ra bàn tay, cánh tay. Nếu tủy sống cổ bị chèn ép, các triệu chứng tổn thương tủy cổ có thể xuất hiện bất cứ nơi nào dưới tổn thương, như đau lan xuống hai tay/chân, yếu, tê bì tay/chân, khó đi lại, khó kiểm soát đại tiểu tiện...
Không đáp ứng điều trị nội khoa: Các triệu chứng thoái hóa đĩa đệm cổ nhìn chung có thể điều trị không cần phẫu thuật, ví dụ nghỉ ngơi, chườm nóng lạnh, dùng thuốc, vật lý trị liệu, hay thuốc tiêm. Nếu sau 4-6 tuần điều trị, các triệu chứng vẫn kéo dài dai dẳng, lựa chọn phẫu thuật có thể khả quan hơn giúp giảm đau.
Có khả năng đáp ứng phẫu thuật tốt: Những bệnh nhân có thể chỉ định thay đĩa đệm nhân tạo cổ cần có thể trạng ổn định, có khả năng hồi phục tốt sau phẫu thuật. Các mô xương cần đạt độ trưởng thành đầy đủ (xương không còn khả năng trưởng thành thêm) nhưng thể trạng cần đủ tốt để lợi ích của cuộc mổ lớn hơn so với nguy cơ. Các bệnh nhân mổ ADR lý tưởng chủ yếu có độ tuổi 20 - 70 tuổi.
5. Chống chỉ định thay đĩa đệm nhân tạo cột sống cổ
Thay đĩa đệm cột sống cổ không được đề xuất với các bệnh nhân có ít nhất một trong số những tình trạng dưới đây:
- Thoái hóa cột sống tiến triển. Thay đĩa đệm không giúp cải thiện những triệu chứng gây ra do cốt hóa dây chằng dọc sau hay thoái hóa khớp mỏm, như trong viêm xương khớp hoặc viêm cột sống đĩa đệm. Ngoài ra, dù FDA đã phê chuẩn thay hai đĩa đệm nhân tạo ở hai đốt liền kề trong một số trường hợp, sử dụng ba đĩa đệm liền kề lại chưa được chấp nhận.
Yếu xương. Nếu mô xương kém vững, như trong loãng xương hay nhiễm khuẩn xương, đĩa đệm ít có khả năng cố định tại chỗ sau mổ hơn.
Sau khi phẫu thuật cột sống cổ. Nguy cơ mất vững do lần mổ trước sẽ làm giảm tỷ, bẹnh lệ thành công khi mổ thay đĩa đệm nhân tạo.
Dị ứng các thành phần của đĩa đệm nhân tạo. Nếu bệnh nhân có tiền sử dị ứng các kim loại hay nhựa dẻo thuộc thành phần đĩa đệm nhân tạo, nên lựa chọn đĩa đệm loại khác hoặc không mổ kỹ thuật này.
Ngoài ra cũng có thể có nhiều chống chỉ định khác, như biến dạng cột sống nghiêm trọng hay bệnh lý nền gây kém đáp ứng với phẫu thuật hay quá trình hồi phục sau phẫu thuật.
Quy trình kỹ thuật tiêu chuẩn để thay đĩa đệm nhân tạo cột sống cổ đòi hỏi mổ lối trước để tiếp cận cột sống cổ. Đường mổ trước cũng được dùng để tiến hành cắt đĩa đệm cổ trước và hàn xương nhằm loại bỏ đĩa đệm tổn thương. Một cuộc mổ thay đĩa đệm nhân tạo đơn tầng thường kéo dài khoảng hơn một tiếng đồng hồ.
6. Chuẩn bị phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo cột sống cổ
Trước khi tiến hành phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo cột sống cổ, phẫu thuật viên thường yêu cầu bệnh nhân tiến hành một số việc trong vòng vài tuần trước mổ như sau:
Dừng hút thuốc. Hút thuốc gây tăng nguy cơ biến chứng ngoại khoa, như nhiễm khuẩn, cũng như ảnh hưởng xấu đến xương và quá trình hồi phục sau mổ.
Điều chỉnh thuốc. Có thể cần tạm dừng thuốc, hoặc điều chỉnh liều trong vài ngày trước và sau khi phẫu thuật. Ví dụ, thầy thuốc cần hỏi về các thuốc làm tăng nguy cơ chảy máu, ảnh hưởng đến quá trình gây mê, hay ức chế liền xương. Các loại thực phẩm chức năng cũng không phải ngoại lệ.
Thăm khám sức khỏe. Bệnh nhân cần được đánh giá toàn trạng, làm các xét nghiệm máu, nhằm đảm bảo có khả năng chịu được cuộc mổ cũng như quá trình hồi phục.
Với những ca mổ được lên lịch vào buổi sáng, bệnh nhân không được ăn uống sau nửa đêm trước phẫu thuật (trừ uống một chút nước khoảng 2 giờ trước mổ). Thông thường, bệnh nhân không được ăn trong vòng 8 tiếng trước phẫu thuật.
7. Các bước thay đĩa đệm nhân tạo cột sống cổ
Quy trình thay đĩa đệm nhân tạo đơn tầng ở cột sống đoạn cổ thường bao gồm những bước sau:
- Bệnh nhân nằm ngửa, gây mê toàn thân nhằm tránh cảm giác đau, khó chịu trong cuộc mổ.
- Rạch một đường khoảng 3-5 cm ở mặt trước cổ.
- Cắt bỏ đĩa đệm tổn thương và các mảnh rời đĩa đệm hay chồi xương đang chèn ép rễ thần kinh hay tủy sống.
Giãn khoang đĩa đệm về chiều cao ban đầu để giải phóng các mô thần kinh bị chèn ép.
Chụp X-quang trong mổ để chỉ dẫn hình ảnh, sau đó đưa đĩa đệm nhân tạo vào khoang đĩa đệm vừa chuẩn bị. Có thể thử vài kích thước đĩa đệm trước khi nhận định kích thước phù hợp nhất. Cách đặt đĩa đệm nhân tạo có thể khác nhau tùy theo loại đĩa.
Sau khi đặt đĩa đệm nhân tạo, đĩa được gắn với hai đốt sống kế cận trên và dưới, rồi đóng vết mổ.
Sau khi hoàn tất phẫu thuật, bệnh nhân có thể cần nằm trong phòng theo dõi khoảng 1-2 giờ để thuốc mê hết tác dụng.
TIN VUI: Sau 10 Năm Lỡ Hẹn, Đường Sắt Trên Cao Cát Linh - Hà Đông Đã Chính Thức Đi Vào Hoạt Động