Ông Công cho biết thêm, để tránh tình trạng này các công ty, doanh nghiệp cần phát huy tối đa các cuộc đối thoại dân chủ giữa công ty và người lao động. Từ đó, nắm được các tâm tư, nguyện vọng của người động và sẽ có hướng giải quyết thấu đáo.
Sự việc gần đây nhất là tại tại Công ty TNHH EM-tech Việt Nam (đóng trên địa bàn phường Vinh Tân, TP Vinh). Ngày 15/2, hàng trăm công nhân của công ty này đã ngừng việc tập thể để kiến nghị một số vấn đề liên quan đến chế độ. Liên đoàn lao động Nghệ An, lãnh đạo công ty đã cởi mở đối thoại, trả lời nhiều vấn đề với đại diện người lao động. Sau khi hiểu rõ các vấn đề, các công nhân đã quay trở lại làm việc vào sáng 16/2.
Trước đó, ngày 7/2, gần 5.000 công nhân Công ty TNHH Viet Glory (đóng trên địa bàn xã Diễn Trường, huyện Diễn Châu) cũng ngừng việc để phản đối công ty. Các công nhân yêu cầu tăng lương cơ bản, bổ sung phụ cấp thâm niên, tăng phụ cấp độc hại, cải thiện điều kiện làm việc, công nhân còn đề nghị giải quyết những vấn đề liên quan đến thái độ ứng xử giữa cán bộ quản lý và người lao động.
Sau gần 1 tuần đối thoại, công ty đã đồng ý tăng tăng 6% lương cơ bản cho người lao động từ ngày 1/2. Đây là yêu cầu cuối cùng của công nhân và là yêu cầu khó giải quyết nhất. Những ngày công nhân nghỉ việc (từ ngày 7/2 đến 12/2) công ty sẽ tính theo chế độ nghỉ phép xưởng.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Những điều nên tránh khi tự làm test nhanh COVID-19 tại nhà