Hà Nội

Tất cả chỉ tại hormone?

30-05-2019 15:17 | Sức khỏe sinh sản
google news

SKĐS - Tâm hồn và thể xác hòa quyện vào nhau đã giải phóng một năng lượng dồi dào khiến con người làm băng băng những việc mà bình thường khó có thể thực hiện được.

Tâm hồn và thể xác hòa quyện vào nhau đã giải phóng một năng lượng dồi dào khiến con người làm băng băng những việc mà bình thường khó có thể thực hiện được. Nhưng rất tiếc quá trình này không thể duy trì vĩnh cửu, lâu nhất chỉ được có 30 tháng thăng hoa. Trong não của chúng ta có một “nhà hóa sinh” sẽ điều chỉnh trạng thái tâm hồn ta sang một cung bậc trầm hơn.

Nhưng tại sao lại là 30 tháng?

Các nhà khoa học rút ra kết luận rằng, thời gian 30 tháng cần và đủ để sinh ra và nuôi một đứa trẻ qua thời kỳ trứng nước. Sau đó, cơ thể con người lại sẵn sàng... tìm đối tượng để tạo ra một đứa trẻ khác. Các tài liệu thống kê chỉ ra rằng, các cuộc ly dị thường xảy ra vào năm thứ năm của cuộc hôn nhân.Tư vấn: ThS.BS. Nguyễn Thế Lương - Giám đốc Trung tâm Nam khoa Andos.

Tư vấn: ThS.BS. Nguyễn Thế Lương

Tình yêu giống như cơn nghiện. Xét trên góc độ khoa học, điều này tương đối chính xác. Tình yêu có thể khiến các chất truyền dẫn thần kinh mang cảm giác “hạnh phúc và may mắn” hoạt động mạnh, bơm thẳng vào máu khiến con người ta hưng phấn, tương tự như cách hoạt động của các loại chất kích thích. Một trong những nhà nghiên cứu nổi tiếng nhất trong lĩnh vực này là Helen Fisher của Đại học Rutgers ở New Jersey. Cô cho rằng tình yêu trải qua ba giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn lại bị chi phối bởi các hormone và nội tiết tố khác nhau. Hiểu biết về tình yêu dưới góc độ khoa học, chắc chắn bạn sẽ biết gìn giữ và tận hưởng hạnh phúc của mình hơn.

3 giai đoạn của tình yêu - tình dục

Giai đoạn 1: Mong muốn được yêu. Khởi động giai đoạn đầu tiên của tình yêu là hai loại hormone giới tính testosterone và oestrogen. Testosterone không chỉ có trong cơ thể của nam giới mà còn hiện diện trong máu của nữ giới và đóng vai trò to lớn trong việc thúc đẩy ham muốn tình dục ở phái nữ. Vào độ tuổi dậy thì, có một tín hiệu hóa học từ tuyến yên gửi đến các tuyến sinh dục và khởi đầu cho sự phóng thích ồ ạt các hormone sinh dục testosterone ở nam, progesterone và oestradiol ở phụ nữ, làm cho trẻ em phát triển thành người lớn, có khả năng sinh sản và rất muốn được... yêu. Chính hai loại hormone này thôi thúc chúng ta tìm kiếm bạn tình.

Giai đoạn 2: Cuốn hút. Đây là giai đoạn cảm xúc mãnh liệt nhất của tình yêu. Ở giai đoạn này, thường thì hai người đang yêu không thể nghĩ đến điều gì khác. Họ có thể quên ăn, quên ngủ, bỏ ra hàng giờ đồng hồ mỗi ngày chỉ để mơ tưởng về người mình yêu. Đóng vai trò quyết định trong giai đoạn cuốn hút là hàng loạt hormone, tương tự như chất kích thích sau: Dopamine là loại hormone tình yêu “bị đốt cháy” trong giai đoạn tán tỉnh, nhưng sau đó nhanh chóng phai mờ. Nó đóng vai trò chủ chốt đối với những trải nghiệm của chúng ta về sự vui thú và nỗi đau, liên quan đến khao khát, sự nghiện ngập, tình trạng “phởn phơ”, ham muốn và khoái lạc. Chúng hoàn toàn gây nghiện giống như việc sử dụng cocaine vậy. Norepinephrine (hay được biết đến như adrenaline) khiến chúng ta đỏ mặt, đổ mồ hôi và tim đập nhanh mỗi khi gặp người ấy. Ngoài ra, chất adrenaline kích thích hệ thần kinh giao cảm, làm tăng nhịp tim và làm giãn nở các động mạch dẫn đến tăng lưu lượng máu trong các cơ trong khi làm... chuyện ấy. Tuy nhiên, hormone này cũng tạo nên sự trơ ì nếu như bạn không tìm được khoái cảm sau khi yêu. Endorphins được tiết ra từ tuyến yên với nhiệm vụ làm giảm đau, giảm stress và tăng sự tự tin cho bạn. Endorphins còn tạo ra cảm giác phấn chấn và vui thích, thư giãn. Vì thế, sau một cuộc yêu mãn nguyện bạn thường ngủ lịm đi. Yêu đạt đỉnh, não sẽ tiết ra chất phenylethylamine khiến cho bạn có cảm giác sung sướng tuyệt vời. Serotonin được biết đến như hóa chất “mất trí tạm thời”. Serotonin khiến “nạn nhân” của thần Cupid trở nên biếng ăn, mất ngủ, đầu óc không còn nghĩ được gì khác ngoài khao khát được ở bên người ấy. Tuy nhiên, hóa chất này không xuất hiện quá vài tháng, thậm chí nó chỉ tồn tại vài tuần. Điều này lý giải tại sao nhiều người kinh ngạc rằng mình đã nhớ nhung điên cuồng, đã “sống dở chết dở” vì một ai đó nhưng sau một thời gian tỉnh ra, họ thấy “cũng chẳng đáng gì”.

Giai đoạn 3: Gắn kết. Nếu mối quan hệ vẫn tiến triển tốt đẹp thì mới có giai đoạn này. Mọi người không thể ở mãi trong giai đoạn cuốn hút, nếu không thì chẳng ai có thể làm được việc gì cả. Hormone quan trọng của quá trình này là oxytocin. Nồng độ oxytocin tăng rất cao trong cực khoái còn làm tăng sự gắn bó giữa đôi bạn tình, làm phát sinh cảm xúc yêu thương và mong muốn được gần bên nhau. Do đó, hormone này còn được mệnh danh là “hormone của lòng chung thủy”. Khoái cảm càng cao thì lượng oxytocin sản sinh ra càng nhiều. Oxytocin có tác dụng duy trì bền vững cuộc sống hôn nhân và tình cảm bằng cách khiến cho người đàn ông tìm cách lảng tránh những đối tượng là phụ nữ hấp dẫn. Những người sở hữu nhiều oxytocin trong máu có xu hướng gắn bó với bạn tình hơn. Sau khi đạt cực khoái, tuyến yên còn tiết ra chất prolactin để làm dịu đi sự kích thích về tình dục. Nhờ đó phái mạnh không còn bận tâm đến “chuyện ấy” sau khi đã có những phút giây ham muốn cực độ.

Các nhà xã hội học và tâm lý học đã kết luận rằng, đàn ông lãng mạn hơn rất nhiều so với phụ nữ. Họ dễ dàng bị tình yêu chinh phục hơn. Phụ nữ cần nhiều thời gian để cảm thấy yêu ai đó hơn, đã thế lại nhanh chóng hơn trong việc từ bỏ. Tuy nhiên, một khi người phụ nữ yêu thì thể hiện rõ cảm xúc của mình ra ngoài hơn người đàn ông và cũng phạm nhiều lỗi lầm hơn trong cuộc sống hàng ngày.

Đến đây có thể tạm kết luận, đàn ông dễ dàng bị trói nếu bạn là một người phụ nữ...  am hiểu khoa học. Là phụ nữ, bạn hãy rót mật vào tai chàng và khi đã sở hữu được chàng rồi, nếu bạn thường xuyên khiến chàng lên đỉnh, do sự tác động của chất prolactin, chàng sẽ không còn ham muốn nhiều khi nhìn thấy các cô nàng xinh đẹp bốc lửa ngoài kia nữa.


V.H.T (ghi)
Ý kiến của bạn
Tags: