Các nghiên cứu cho thấy niềm vui trong các mối quan hệ với đối tác, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp cùng với việc tập thể dục thường xuyên có thể tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn khi về già.
Nhìn chung, con người đang sống thọ hơn và đa số các quốc gia trên thế giới đang trải qua sự gia tăng về quy mô và tỷ lệ già hóa dân số. Số người từ 80 tuổi trở lên sẽ tăng gấp 3 lần từ năm 2020 đến năm 2050, lên tới 426 triệu người.
Hai báo cáo trên đã làm sáng tỏ những bí quyết có thể giúp cải thiện sức khỏe ở tuổi trung niên, đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành của chuyên san Y Khoa Anh.
Nghiên cứu đầu tiên cho thấy sự hài hòa trong các mối quan hệ với đối tác, người thân, bạn bè và đồng nghiệp có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc những căn bệnh mạn tính khi về già.
Ngoài ra, báo cáo trên còn chỉ ra rằng càng bất mãn với các mối quan hệ ở độ tuổi 40 - 50 sẽ càng gia tăng nguy cơ mắc bệnh sau này trong cuộc sống.
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy sự liên hệ giữa các mối quan hệ với sức khỏe cũng như phúc lợi ở người cao tuổi. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng xác thực liệu mối liên hệ này có làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính hoặc đa bệnh hay không.
Cuộc khảo sát được bắt đầu vào năm 1996, theo như kiểm tra dữ liệu của gần 8.000 người phụ nữ ở Australia đã cho thấy những người trong độ tuổi từ 45-50 không mắc 11 bệnh mạn tính phổ biến nào. Cứ 3 năm một lần, họ sẽ báo cáo mức độ hài lòng của mình với bạn đời, các thành viên trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Họ sẽ được theo dõi trong 20 năm để kiểm tra liệu có dấu hiệu của những căn bệnh như tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim, đột quỵ, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn, loãng xương, viêm khớp, ung thư, trầm cảm hay lo lắng..
Các nhà nghiên cứu nhận thấy, những người có mức độ hài lòng thấp sẽ gia tăng gấp đôi nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau so với những người có mức độ hài lòng cao nhất.
Công bố trên tạp chí General Psychiatry cũng nhận thấy các kết quả tương tự trong các mối quan hệ xã hội khác nhau.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Queensland cho biết, cuộc khảo sát này mới chỉ bao gồm những người phụ nữ ở Australia, nghĩa là chưa được áp dụng cho nam giới hoặc các nền văn hóa khác, nhưng những phát hiện này có “ý nghĩa quan trọng” đối với sức khỏe.
Theo các nhà nghiên cứu, kết quả đã thực sự làm nổi bật “những lợi ích của việc bắt đầu hoặc duy trì các mối quan hệ đa dạng và chất lượng cao trong suốt độ tuổi trung niên”.
Thứ hai, ở cấp độ cộng đồng, các biện pháp can thiệt khi tập trung vào sự hài lòng hoặc chất lượng mối quan hệ có thể đặc biệt hiệu quả trong việc ngăn ngừa sự phát triển của các bệnh mạn tính.
Thứ ba, ở cấp quốc gia và toàn cầu, các kết nối xã hội nên được xem như là sự ưu tiên sức khỏe cộng đồng trong việc can thiệp và ngăn ngừa bệnh mạn tính.
Nghiên cứu thứ hai cho thấy rằng thường xuyên hoạt động thể chất ở mọi lứa tuổi có ảnh hưởng tốt đến chức năng não bộ khi về già, và cách tốt nhất để duy trì trí nhớ và sự nhạy bén của trí óc cũng như ngăn chặn các tình trạng như mất trí nhớ là duy trì thói quen tập thể dục trong suốt tuổi trưởng thành.
Theo khảo sát do Đại học College London dẫn đầu và được công bố trên Tạp chí Thần kinh học, Phẫu thuật thần kinh và Tâm thần học, tập thể dục ở độ tuổi 60 sẽ cải thiện chức năng nhận thức hơn nhiều so với việc không chăm chỉ luyện tập.
Phân tích dữ liệu từ 1.417 người về mức độ tập thể dục mà họ đã thực hiện trong hơn 4 thập kỷ, các cuộc khảo sát được thực hiện 5 lần xuyên suốt tuổi trưởng thành, khi con người ở độ tuổi 36, 43, 53, 60 đến 64 và 69.
Các bài kiểm tra khả năng nhận thức, cộng với những bài kiểm tra tốc độ xử lý và trí nhớ được thực hiện khi mọi người ở độ tuổi 69. Những người thực hiện tốt nhất là những người thường hoạt động thể chất ít nhất 1-4 lần/ tháng trong tổng 5 cuộc khảo sát khác nhau.
Tiến sĩ Sarah-Naomi James, tác giả chính của báo cáo cho biết: “Những người thường tập thể dục đạt hiệu quả nhận thức cao nhất. Tác động này mang tính tích lũy, vì vậy khi con người hoạt động càng lâu thì càng tăng cường chức năng nhận thức trong cuộc sống sau này.”
Tiến sĩ Susan Mitchell, thuộc Tổ chức Nghiên cứu bệnh Alzheimer của Vương quốc Anh cho biết: Nghiên cứu này chỉ ra rằng “không bao giờ là quá muộn để bắt đầu vận động” và tầm quan trọng của việc “duy trì tập thể dục”.
Mời độc giả xem thêm video:
Phát động cuộc thi viết "Sự Hy Sinh Thầm Lặng" lần thứ VI