Sau khi chẩn đoán chính xác bị nhiễm giun móc, các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị nhiễm giun. Sau khi điều trị nhiễm giun móc, thời kỳ người bệnh hồi phục, ngoài việc có chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc tập tập luyện đúng cách là vô cùng quan trọng.
1. Lợi ích của tập thể dục với người bị nhiễm giun móc
Bệnh giun móc ký sinh ở người, khi mắc bệnh giun móc nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời người bệnh sẽ lâm vào tình trạng thiếu máu đáng kể.
Rèn luyện thể dục thường xuyên giúp cơ thể bài tiết các chất cặn bã dư thừa ra ngoài cơ thể, tăng cường sức khỏe thể chất.
Trong Y học cổ truyền nhiễm giun nói chung hay bệnh giun móc nói riêng có liên quan đến sự bất ổn của hệ tiêu hóa, đặc biệt là ảnh hưởng đến tỳ vị. Tập luyện và xoa bóp có thể hỗ trợ điều hòa khí huyết, cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc tập luyện không trực tiếp tiêu diệt giun móc mà giúp nâng cao khả năng đề kháng và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
2. Những bài tập tốt cho người bệnh nhiễm giun móc
Một số hình thức hoạt động thể lực sẽ cải thiện lưu thông cho đường ruột và kích thích sản sinh enzyme - hai lợi ích giữ ruột "hoạt động" theo đúng lịch trình. Hãy chọn môn thể thao thích hợp như: Đi bộ, đá bóng, chạy, bóng bàn, nhảy dây, đá cầu, kéo co; học bơi; đi xe đạp, bóng rổ, bóng truyền...
Yoga
Yoga không chỉ hỗ trợ tiêu hóa mà còn có tác động đến toàn bộ cơ thể, góp phần nâng cao sức mạnh, sự cân bằng và tính linh hoạt, giảm đau lưng, giảm viêm khớp, có lợi cho tim mạch...
Các tư thế yoga tốt cho hệ tiêu hóa như đầu gối chạm ngực, tư thế con mèo, tư thế em bé, tư thế rắn hổ mang... Các tư thế này tăng cường sức mạnh trung tâm, cải thiện sức khỏe đường ruột.
Đi bộ nhanh
Đi bộ nhanh là bài tập dễ, đơn giản để cải thiện tiêu hóa nhờ hỗ trợ thức ăn di chuyển nhanh qua ruột già bằng cách co cơ. Bài tập này còn góp phần duy trì cân nặng khỏe mạnh, tốt cho sức khỏe tim mạch.
Đi bộ thúc đẩy co bóp dạ dày, cải thiện nhu động ruột, tăng cường đẩy chất thải ra khỏi cơ thể. Những người có thói quen đi bộ thường ít bị tình trạng đầy bụng, khó tiêu, đầy hơi và đại tiện bình thường.
Đạp xe
Đạp xe hỗ trợ đưa thức ăn di chuyển ổn định qua đường tiêu hóa, giảm mỡ bụng, đầy hơi... Một số mẹo đạp xe giúp tiêu hóa hiệu quả gồm giữ tư thế tốt, không cong lưng hay dùng quá nhiều áp lực lên tay; uống đủ nước và đạp với tốc độ phù hợp; đặt lịch trình, thực hiện khoảng 20-30 phút mỗi ngày.
Hít thở sâu
Hít thở sâu và thở cơ hoành có thể cải thiện sức khỏe đường ruột, kiểm soát căng thẳng. Bạn giữ tư thế thoải mái, đặt một tay lên bụng, một tay lên ngực, hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Thực hiện hít thở sâu ít nhất ba lần một ngày, mỗi lần 5 phút. Khi thở vào, hãy đếm đến 5 và thở ra cũng vậy.
3. Những lưu ý khi tập luyện
- Để có sức khỏe tốt bên cạnh việc rèn luyện thể lực chúng ta cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, không nên ăn những thức ăn có nhiều đường, hạn chế thức ăn có chất kích thích.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đảm bảo ấm áp vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè.
- Để đề phòng bệnh giun sán, điều quan trọng là phải tuyệt đối giữ vệ sinh thân thể, nhất là vệ sinh ăn uống:
+ Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi chơi trên đất, sau khi đại tiện.
+ Luôn cắt móng tay sạch sẽ và không mút ngón tay.
+ Luôn đi giầy dép và không ngồi lê trên đất vì ấu trùng giun móc ở ngoài đất có thể đi xuyên qua da kẽ chân để vào máu, vào phổi, vào ruột và sinh sống tại đó gây tác hại.
+ Không ăn hoa quả chưa rửa sạch, không ăn thức ăn chưa nấu chín, không uống nước chưa đun sôi...
+ Tẩy giun đều đặn 1 năm 2 lần; vận động mọi người trong nhà cùng tẩy giun; vệ sinh nhà cửa, trường lớp sạch sẽ...
- Đối với tập luyện nên tập luyện vào buổi sáng sau khi thức dậy, giúp kích thích hệ tiêu hóa và tăng cường tuần hoàn khí huyết, giúp giảm triệu chứng đầy hơi, khó tiêu do nhiễm giun kim.
- Tập luyện vào buổi chiều, sau bữa ăn 1-2 giờ, giúp kích thích tiêu hóa và cải thiện chức năng đường ruột. Tránh tập luyện quá muộn vào buổi tối để không gây mất ngủ.
- Khi nghi ngờ nhiễm giun cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Mời bạn xem thêm video:
3 nhóm thực phẩm cần bổ sung cho người bệnh thiếu máu | SKĐS