Hà Nội

Tập luyện thể dục thể thao với người bệnh động mạch vành

12-01-2016 14:10 | Bệnh thường gặp
google news

Bệnh động mạch vành rất nguy hiểm và đặc biệt là rất dễ mắc khi ít vận động, hút thuốc lá và cao huyết áp. Khoảng 82% người tử vong vì bệnh mạch vành tim. Đó là một con số không nhỏ. Thế nhưng khi đã bị bệnh rồi, nếu biết tập thể thao một cách khoa học thì chắc chắn nguy cơ sẽ được đẩy lùi.

Bệnh động mạch vành rất nguy hiểm và đặc biệt là rất dễ mắc khi ít vận động, hút thuốc lá và cao huyết áp. Khoảng 82% người tử vong vì bệnh mạch vành tim. Đó là một con số không nhỏ. Thế nhưng khi đã bị bệnh rồi, nếu biết tập thể thao một cách khoa học thì chắc chắn nguy cơ sẽ được đẩy lùi.

Tập thể thao khoa học tốt cho người bệnh động mạch vành

Bệnh tim mạch vành và thể thao

Bệnh tim mạch vành là tên gọi cho một số bệnh tim do mạch máu vành tim bị nghẽn đưa đến tình trạng cơ tim bị thiếu dưỡng khí. Các tên gọi khác của bệnh này là bệnh mạch vành, bệnh động mạch vành, bệnh tim do xơ vữa động mạch, bệnh tim thiếu máu cục bộ. Theo các nhà khoa học, những người mắc bệnh động mạch vành nên tham gia tập luyện TDTT.
Những môn thể thao thích hợp sẽ giúp tăng cường cung cấp dưỡng khí cho cơ tim, thúc đẩy cơ tim hình thành vòng tuần hoàn nhánh và tăng lượng huyết lưu của tuần hoàn nhánh, đồng thời, những bài tập phù hợp cũng giúp cơ tim giảm thiểu lượng dưỡng khí tiêu hao, tăng khả năng phản ứng của hệ thống tuần hoàn máu, giúp cải thiện quá trình thay thế chất béo, giảm thấp nồng độ cholesterol trong máu; làm bệnh nhân cảm thấy tinh thần sảng khoái, bớt chú ý đến bệnh tật, phát huy các nhân tố tích cực nội tại của người bệnh, từ đó giảm bớt hoặc giảm nhẹ nguy cơ đau tim.
tap-the-thao-khoa-hoc-day-lui-benh-dong-vach-manh

Tập thể dục thể thao thường xuyên phòng tránh được nhiều bệnh

Hướng dẫn cách tập thể thao khoa học cho người mắc bệnh động mạch vành

Tập thể thao một cách khoa học

Trước tiên, cần nắm vững tình trạng bệnh tật của chính mình. Những trường hợp mắc bệnh động mạch vành tim được phép tham gia hoạt động TDTT là: huyết áp tăng, điện tâm đồ có dấu hiệu nghi ngờ hoặc dương tính;  Tiến hành điện tâm đồ vận động cho kết quả dương tính nhưng không cần thiết phải dùng thuốc ngừa đau tim; Bệnh đau tim đã bước đầu bị khống chế, không cần uống thuốc hoặc về cơ bản không dùng thuốc ngừa đau tim; Người bị nhồi máu cơ tim cấp tính đang trong giai đoạn hồi phục, bệnh tình đã ổn định và dần dần thuyên giảm. Những trường hợp nói trên có thể tập luyện với lượng vận động vừa phải và tiến hành theo chỉ dẫn của các bác sĩ.

Những bệnh nhân thể trạng yếu có thể tập các môn như đi bộ, chạy chậm, đi xe đạp, bơi... theo phương thức: cứ luyện tập 30 giây đến vài phút thì lại tạm nghỉ thời gian bằng hoặc dài gấp đôi khi tập, tiếp tục lặp đi lặp lại như vậy cho tới khi tổng thời gian tập luyện khoảng trên dưới 40 phút. Tiến hành như vậy cho đến khi thể lực được tăng cường mới lại kéo dài hơn thời gian tập luyện.

Bạn cần đảm bảo thực hiện tốt khâu khởi động và hồi tĩnh. Nếu chưa khởi động tốt đã tiến hành luyện tập với cường độ lớn sẽ dễ bị thiếu máu cơ tim dẫn đến đau tim. Cũng tương tự như vậy, nếu chưa hồi tĩnh đã dừng hoạt động đột ngột cũng làm tim khó thích nghi ngay, thậm chí gây ra những phản ứng xấu. Cần chú ý phản ứng của nhịp tim và huyết áp. Nên tiến hành đo nhịp tim và huyết áp trước mỗi lần vận động, trong khi tập luyện với lượng vận động cao nhất và 2 phút sau khi dừng tập (đếm mạch đập trong 15 giây rồi nhân với 4), lấy đó làm các chỉ tiêu để đánh giá lượng vận động với phản ứng của cơ thể.

Cần lên kế hoạch tập luyện và ghi chép nhật ký luyện, lượng vận động và cảm giác của chính mình... làm cơ sở điều chỉnh và tổng kết kinh nghiệm, để việc tập luyện phát huy hết tác dụng, giúp sức khỏe ngày càng được tăng cường.


Công Lý
Ý kiến của bạn