Hà Nội

Tập huấn giảng viên nguồn về bảo vệ trẻ em cho cán bộ y tế

04-09-2020 13:58 | Tin nóng y tế
google news

SKĐS - Có đến 68% trẻ em Việt Nam từng bị các hình thức kỷ luật bạo lực, trong đó có 2,1% trẻ em bị bạo lực nghiêm trọng

Trong 2 ngày từ 3-4/9, tại Hà Nội, Cục quản lý Khám, chữa bệnh phối hợp với UNICEF tổ chức khóa Tập huấn giảng viên nguồn về chăm sóc và bảo vệ trẻ em tại các cơ sở khám chữa bệnh.

Gần 100 học viên là nhân viên y tế khoa Khám bệnh, khoa Cấp cứu, Phòng Công tác xã hội  thuộc các bệnh viện trung ương, bệnh viện chuyên khoa Sản,  Nhi …đã tham dự trực tiếp và qua hệ thống Zoom trực tuyến đã tham dự khóa học.

Phát biểu khai mạc khóa tập huấn, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh cho biết, để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho trẻ em Việt Nam hiện nay có hệ thống khám, chữa bệnh bệnh viện chuyên khoa Nhi, BV Sản Nhi, BV Đa khoa. Trẻ em Việt Nam luôn dành được sự quan tâm đặc biệt trong các cơ sở khám, chữa bệnh.

Trong đó vấn để bạo lực và xâm hại trẻ em được toàn xã hội quan tâm và lên án. Trách nhiệm của ngành y tế là chăm sóc, bảo vệ sức khỏe trẻ em và phòng chống bạo hành ở trẻ.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh phát biểu tại khoá tập huấn

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, khóa tập huấn giúp các cán bộ y tế có thêm các kỹ năng tiếp cận trẻ bị bạo hành và  chia sẻ kinh nghiệm trọng quản lý, chăm sóc và bảo vệ trẻ em.

Theo đại diện của UNICEF cho biết, có đến 68% trẻ em Việt Nam từng bị các hình thức kỷ luật bạo lực, trong đó có 2,1% trẻ em bị bạo lực nghiêm trọng; …

Tại khóa Tập huấn,TS  Pauline Meemeduma- Chuyên gia Công tác xã hội và Bảo vệ trẻ em của Unicef cho biết, bạo hành trẻ em là hành động có chủ đích hoặc không có chủ đích xâm phạm tới những tiêu chuẩn có thể chấp nhận được về việc chăm sóc trẻ em và gây ra những tổn hại tức thời hoặc lâu dài hoặc nguy cơ tổn hại đến trẻ.

Có 6 dạng bạo hành trẻ em là bạo hành thể chất, tâm lý, cảm xúc, tình dục, chứng kiến bạo lực gia đình và bóc lột lao động. Hậu quả của bạo hành và bỏ mặc trẻ em gây ra những hậu quả trực tiếp lên trẻ như bầm tím, vết hương, sự từ chối, hình ảnh bản thân kém… và tương lai sẽ khiến trẻ cảm thấy mặc cảm, mình không phải là người tốt, không ai yêu thương mình , mình sẽ không thành công trong cuộc sống, không ai quan tâm và mình thất bại….

Tất cả  những hâu quả của hiện tại và tương lai của việc bạo hành và bỏ mặc khiến trẻ bị ảnh hưởng tới các chức nặng: sự phát triển của não bộ, thể chất, tâm lý, cảm xúc, xã hội và sự phát triển đạo đức.

Tại khóa tập huấn, các học viên còn được trang bị thêm các kiến thức về bạo hành, bỏ mặc trẻ em; Thông báo, gửi thông báo về bảo vệ trẻ em;  cách tiếp nhận một thông báo về bảo vệ trẻ em; cách tìm hiểu, đánh giá, phân tích; việc phối hợp với các bên liên quan….


Lê Hảo- Thái Bình
Ý kiến của bạn